với một tập hợp những ẩn dụ được mang ra áp dụng không đúng chỗ.
(Trong phần lớn những bài vở mang tính sử luận và tiến hóa luận, ta
thường khó mà phát hiện được phép ẩn dụ kết thúc ở đâu và lí thuyết
nghiêm túc bắt đầu từ đâu. Và rồi thậm chí ta phải đối mặt với việc một số
nhà sử luận không chịu hiểu là có một sự khác biệt giữa lí thuyết và phép
ẩn dụ. Chẳng hạn hãy xem đoạn văn sau đây của nhà phân tâm học Karin
Stephen: “Tôi thiết nghĩ, lời kiến giải hiện đại mà tôi đang cố đưa ra đây
cũng chưa chắc đã hơn gì một phép ẩn dụ... Tôi cho rằng ta chẳng việc gì
phải ngượng ngùng... vì thực ra thì mọi giả thuyết khoa học cũng đều chỉ
dựa trên cơ sở của phép ẩn dụ. Lý thuyết sóng ánh sáng chẳng cũng thế cả
mà thôi sao?...” (So sánh với tác phẩm Science and Ethics của Waddington,
trang 80). Nếu phương pháp của khoa học chỉ là phương pháp duy bản
chất, tức là phương pháp được xây dựng dựa trên cơ sở câu hỏi “là gì?”
(xem lại mục 10). Và nếu lí thuyết sóng ánh sáng chỉ là lời khẳng định
mang tính duy bản chất cho rằng ánh sáng chính là chuyển động sóng, thì
lời nhận định trên hẳn là đúng. Nhưng sự thể lại không như thế: một trong
những khác biệt chính giữa môn phân tâm học và lí thuyết sóng ánh sáng
đó là: cái đầu vẫn còn mang nặng màu sắc duy bản chất và ẩn dụ, còn cái
sau thì không)