SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 156

niềm tin vào những xu thế không mang tính đặc thù, kiểu như những xu thế
chung; những phát biểu ghi nhận thể hiện niềm tin này là những phát biểu
không có khả năng được trắc nghiệm; xem lại chú thích trước)).

Điều quan trọng ở đây là, những điều kiện này rất dễ bị bỏ qua. Chẳng hạn
có một xu thế hướng tới “sự tích lũy tư liệu sản xuất” (theo lời Marx).
Nhưng ta hẳn khó mà kì vọng nó sẽ trường tồn trong một khối dân số đang
giảm nhanh; và rồi sự giảm dân số này đến lượt mình rất có thể lại phụ
thuộc vào những điều kiện siêu kinh tế, chẳng hạn phụ thuộc vào những
phát minh ngẫu nhiên, hoặc có thể hình dung được khi có sự tác động trực
tiếp về mặt tâm lí học (và có thể cả về mặt sinh hóa) của một môi trường
công nghiệp. Trên thực tế có vô vàn những điều kiện khả dĩ; và để có thể
khảo sát những khả năng này trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra những
điều kiện đích thực của một xu thế, ta liên tục buộc phải hình dung ra những
điều kiện mà trong đó xu thế đang nói đến có thể sẽ biến mất. Nhưng đó lại
chính là điều mà nhà sử luận không thể làm nổi. Nhà sử luận tin một cách
tuyệt đối vào xu thế mà anh ta ưa chuộng nhất, còn những điều kiện trong
đó xu thế này hẳn sẽ biến mất thì anh ta lại không bao giờ nghĩ đến. Ta có
quyền nói rằng sự nghèo nàn của Thuyết sử luận chính là sự nghèo nàn của
đầu óc tưởng tượng, của khả năng hình dung. Nhà sử luận không ngừng quở
trách những kẻ không có khả năng hình dung được một thay đổi trong
những thế giới nhỏ bé của họ; nhưng hình như chính bản thân nhà sử luận
cũng chẳng có mấy đầu óc tưởng tượng, vì anh ta không sao hình dung
được một sự biến đổi trong những điều kiện biến đổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.