pháp dựa trên giả thuyết, vì nó không nhằm đạt tới sự chắc chắn tuyệt đối
đối với bất kì phát biểu ghi nhận khoa học nào mà nó trắc nghiệm; đúng ra
thì, những phát biểu ghi nhận như vậy luôn duy trì đặc tính của những giả
thuyết thăm dò, mặc dù đặc tính thăm dò của chúng có thể sẽ không còn
hiển nhiên mấy nữa sau khi chúng đã trải qua một số lượng rất lớn những
phép trắc nghiệm nghiêm ngặt.
Bởi đặc tính thăm dò hoặc tạm bợ của chúng mà hầu hết các nhà nghiên cứu
về phương pháp thường coi các giả thuyết là những cái tạm bợ hiểu theo
nghĩa là rốt cuộc chúng sẽ được thay thế bởi những lí thuyết đã được chứng
minh (hay ít nhất bởi những lí thuyết mà người ta có thể chứng minh là
chúng có tính “khả nhiên rất cao” dựa trên một vài phép tính xác suất nhất
định nào đó). Tôi tin rằng quan điểm này là sai lầm, và rồi nó sẽ dẫn đến vô
số những khó khăn không cần thiết. Nhưng xét về mặt tương quan thì vấn
đề này ở đây chưa phải là vấn đề quan trọng lắm. Điều quan trọng ở đây là
làm sao phải ý thức được rằng trong khoa học ta luôn luôn phải bận tâm đến
những kiến giải, những tiên đoán, những trắc nghiệm, và rằng phương pháp
trắc nghiệm các giả thuyết luôn luôn giống nhau (xem lại mục trước). Xuất
phát từ giả thuyết cần được mang ra trắc nghiệm - chẳng hạn, một định luật
phổ quát - kèm với một số phát biểu ghi nhận khác mà với mục đích này
được coi như không có vấn đề - chẳng hạn, một số điều kiện ban đầu - ta
suy ra một số dự đoán. Tiếp đó, bất cứ lúc nào có thể, ta phải đối chiếu lời
dự đoán này với những kết quả thực nghiệm hay những quan sát khác. Ta
coi sự phù hợp với những kết quả này là sự chứng thực cho giả thuyết,
nhưng không phải là phép chứng minh cuối cùng; còn sự không phù hợp thì
rõ ràng phải được coi như sự phủ bác hay sự kiểm sai.
(Xin xem cuốn “Logic phát kiến khoa học” của tôi mà những gì trình bày
trong mục này là dựa vào đó, nhất là luận điểm cho rằng các trắc nghiệm
đều được thực hiện thông qua phép diễn dịch (“thuyết diễn dịch”) chứ
không dựa một cách vô ích vào bất cứ một phép “quy nạp” nào nữa, bởi
các lí thuyết luôn duy trì đặc tính giả thuyết của mình (“thuyết giả thuyết”),
và dựa trên luận điểm cho rằng trắc nghiệm khoa học là những nỗ lực xác