SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 169

cả trên giả định về sự sở hữu một thông tin hoàn toàn đầy đủ) đối với tất
những cá nhân có liên quan, và về việc ước lượng chính xác được độ sai
lệch về hành vi của mọi người so với hành vi chuẩn theo mô hình, bằng
cách sử dụng hành vi chuẩn theo mô hình như một kiểu tọa độ không (Có lẽ
ngay cả ở đây ta cũng có thể nói rằng việc sử dụng những mô hình có lí
tính hay “logic”, hay việc sử dụng “phương pháp đưa về không” có một sự
tương ứng không rõ nét trong các môn khoa học tự nhiên, nhất là trong môn
nhiệt động học và trong sinh học (việc xây đựng những loại mô hình cơ
giới, và mô hình sinh lí của các quá trình và các cơ quan chức năng). Xem
thêm về việc sử dụng các mô hình biến thiên).

Một ví dụ về phương pháp này đó là việc so sánh giữa hành vi thực (cứ cho
là dưới tác động của những định kiến truyền thống,.v..v.) và hành vi chuẩn
theo mô hình được kì vọng dựa trên cơ sở của “sự lựa chọn thuần túy
logic”, giống như được mô tả trong những phương trình của môn kinh tế
học. Chẳng hạn, cái gọi là “Ảo mộng Tiền tệ” [Money Illusion] rất thú vị
của J. Marschak có thể được diễn giải theo lối này (Xem J. Marschak, sđd).
Có lẽ ta sẽ còn thấy được một nỗ lực tìm cách áp dụng phương pháp đưa về
không trong phép so sánh giữa “logic thao tác trên quy mô lớn” trong công
nghiệp và “tính phi logic của thao tác thực” của tác giả P. Sargant Florence.
(Xem P. Sargant Florence, Logic của Tổ chức công nghiệp (The Logic of
Industrial Organisations), 1933)

Nhân đây tôi cũng muốn nhắc rằng là nguyên lí về chủ thuyết cá nhân
phương pháp luận lẫn nguyên lí về phương pháp đưa về không trong việc
xây dựng các mô hình có lí tính đều không ảnh hưởng gì đến tôi trong việc
phải chấp nhận một phương pháp tâm lí học. Ngược lại, tôi tin rằng có thể
kết hợp những nguyên lí nói trên với quan điểm cho rằng các bộ môn khoa
học xã hội là những bộ môn tương đối không phụ thuộc vào những mặc
định mang tính tâm lí, và rằng không nên coi tâm lí học như cơ sở của mọi
khoa học xã hội, mà chỉ là một trong các bộ môn khoa học xã hội mà thôi
(Quan điểm này được trình bày đầy đủ hơn ở Chương 14 cuốn “Xã hội mở
và những kẻ thù của nó” của tôi).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.