SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 170

Để kết thúc mục này, tôi cần nêu rõ cái mà tôi xem như sự khác biệt chủ
yếu giữa phương pháp của một vài môn khoa học lí thuyết về tự nhiên và
phương pháp của khoa học lí thuyết về xã hội. Ý tôi muốn nói đến những
khó khăn gắn với việc áp dụng những phương pháp định lượng, và nhất là
những phương pháp đo lường (Những khó khăn như thế đã được Giáo sư
Hayek bàn kĩ, sđd, từ trang 290)
. Một số khó khăn này có thể, và đã từng,
được khắc phục bằng việc áp dụng các phương pháp thống kê, chẳng hạn
như trong việc phân tích nhu cầu. Và chúng hẳn phải được khắc phục nếu,
chẳng hạn, một số trong những phương trình của toán kinh tế cung cấp
được một cơ sở dù chỉ cho những ứng dụng định tính; bởi khi thiếu loại
phép đo như vậy thì ta sẽ thường xuyên không biết được liệu có hay không
việc một vài ảnh hưởng trung hòa đã vượt hơn cả hiệu ứng đã được tính
toán chỉ dưới dạng định lượng, vậy nên những suy xét thuần túy định lượng
rất có thể đến lúc sẽ dẫn ta đến sự nhầm lẫn; và theo như Giáo sư Frisch thì
cũng sẽ nhầm lẫn “không khác gì nói rằng khi một người cố chèo thuyền
tiến về phía trước thì con thuyền sẽ đi lùi, đó là do lúc này chân anh ta phải
đạp mạnh vào ván thuyền” (Xem Econometrica, I (1933) từ trang 1). Nhưng
chắc chắn ở đây có những khó khăn cơ bản. Trong vật lí học chẳng hạn, về
nguyên tắc thì các thông số của những phương trình của chúng ta có thể quy
giản thành một số ít ỏi các hằng số tự nhiên - một phép quy giản đã được
tiến hành thành công trong nhiều trường hợp quan trọng. Trong kinh tế học
thì không như vậy; ở đây, chính bản thân các thông số trong hầu hết những
trường hợp quan trọng lại là những biến số thay đổi rất nhanh chóng. Điều
này rõ ràng làm giảm bớt ý nghĩa, khả năng diễn giải và khả năng được trắc
nghiệm của những phép đo của chúng ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.