những sự kiện ấy ông có thể nhìn ra được một kiểu quyết định luận lịch sử
nào đó - một định mệnh, những định luật lịch sử, hay một kế hoạch. Trong
phiên bản của mình về thuyết sử luận, ông đã pha trộn vào đó cả chủ nghĩa
cá nhân phương pháp luận lẫn chủ nghĩa tập thể; có nghĩa là, ông đã đại
diện cho một sự kết hợp tiêu biểu - tiêu biểu cho thời đại ông, và tôi e rằng
cho cả thời đại chúng ta - giữa những yếu tố dân chủ mang tính cá nhân chủ
nghĩa và những yếu tố tập thể chủ nghĩa mang màu sắc quốc gia.
Ví dụ trên đây có thể nhắc nhở chúng ta rằng thuyết sử luận có một vài yếu
tố hợp lí nhất định của nó. Nó là một phản ứng chống lại phương pháp diễn
giải lịch sử chính trị một cách ấu trĩ bằng cách xem đó chỉ đơn thuần là câu
chuyện của những bạo chúa và những vị tướng vĩ đại. Các nhà sử luận cảm
nhận được rằng còn một cái gì đó khả quan hơn phương pháp này nhiều. Đó
chính là cái cảm nhận đã mang lại cho họ ý tưởng về những thứ “tinh thần”
- của một thời đại, của một dân tộc, của một đạo quân - vô cùng hấp dẫn.
Vậy mà tôi lại chẳng hề cảm tình với những thứ “tinh thần” ấy - chẳng cảm
tình với nguyên mẫu mang tính hệ ý tưởng của chúng mà cũng chẳng cảm
tình với những hiện thân biện chứng và duy vật của chúng. Tôi lại hoàn
toàn có cảm tình với những ai tỏ ra xem thường chúng. Tuy nhiên tôi vẫn
cảm thấy rằng ít nhất chúng cũng vạch ra cho thấy một lỗ hổng, một sự
thiếu hụt mà môn xã hội học có nhiệm vụ lấp đầy bằng một cái gì đó có ý
nghĩa hơn, thể như một sự phân tích thấu đáo những vấn đề nổi lên từ một
truyền thống. Còn đủ chỗ trống cho một sự phân tích logic tình huống thật
chi tiết. Mặc dù ít nhiều vô thức nhưng các nhà sử học giỏi vẫn thường áp
dụng quan niệm này. Tolstoy chẳng hạn, khi ông giải thích vì sao không có
một quyết định nào được đưa ra như những “sự tất yếu” đã khiến các đạo
quân Nga không chiến đấu mà rút chạy khỏi Moscow để tìm một nơi có
nhiều lương thực hơn. Ngoài tầm của cái logic tình huống này, hoặc có thể
coi như một yếu tố của cái logic ấy, chúng ta cần có một thứ gì đó giống
như một sự phân tích các trào lưu [hay những sự vận động của] xã hội.
Chúng ta cần đến những công trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở của chủ
nghĩa cá nhân phương pháp luận, về những thiết chế xã hội mà thông qua
đó những ý tưởng có thể lan truyền và quyến rũ các cá nhân khác nhau, về