SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 180

giải về cơ bản tương đương nhau (cho dù một số trong những cách diễn giải
ấy có thể nổi bật lên nhờ vào tính phong phú của chúng - một điều ít nhiều
có ý nghĩa). Thay vì thế, họ trình bày chúng như những học thuyết hoặc lí
thuyết, và khăng khăng rằng “toàn bộ lịch sử là lịch sử đấu tranh giai
cấp”,.v..v. Và nếu thấy rằng quan điểm của mình là phong phú và có nhiều
thực kiện có thể được sắp xếp theo thứ tự và diễn giải dưới ánh sáng quan
điểm của mình, họ sẽ nhầm lẫn quan điểm với một sự chứng thực, hoặc
thậm chí một phép chứng minh, cho học thuyết của họ.

Mặt khác, những sử gia kinh điển dù không tán thành quy trình này cũng
vẫn dễ phạm phải một sai lầm lớn khác. Nhân danh tính khách quan, họ
thấy bị buộc phải loại bỏ mọi quan điểm chọn lọc. Nhưng bởi điều đó là
không thể thực hiện, họ thường chấp nhận các quan điểm mà không hề ý
thức rõ về chúng. Điều đó chắc chắn sẽ vô hiệu hóa mọi nỗ lực muốn trở
nên khách quan của họ, vì khó mà phê phán được quan điểm của chính
mình và biết được những hạn chế của nó nếu không luôn ý thức về nó một
cách rõ ràng.

Việc làm hiển nhiên duy nhất nhằm thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan
này là phải ý thức được sự tất yếu trong việc chấp nhận một quan điểm;
phải trình bày quan điểm đó một cách rõ ràng, rành mạch, và phải luôn ý
thức được rằng đó chỉ là một trong nhiều quan điểm khác nhau, và thậm chí
cho dù đó có thể được xem như một lí thuyết thì cũng không có gì bảo đảm
là có thể mang nó ra trắc nghiệm được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.