số hạng được tạo bởi một số lượng và một sự đa dạng ngày càng lớn các
thành phần, thì khó có thể tính toán được bằng những quan năng của con
người.” (Mill, sđd, mục 4)
Điểm yếu trong cách “quy giản” này của Mill dường như là hiển nhiên.
Ngay cả khi ta chấp nhận những tiền đề và những phép quy giản của Mill
thì cũng không thể từ đó mà kết luận rằng kết quả xã hội và lịch sử sẽ phải
mang một ý nghĩa. Tiến bộ rất có thể là không đáng kể, cứ cho là vì những
mất mát mà một môi trường tự nhiên không ai làm chủ nổi đưa lại. Bên
cạnh đó, những tiền đề đưa ra mới chỉ dựa trên một mặt của “bản tính tự
nhiên của con người” mà không xét đến những mặt khác như tính đãng trí
hay tính lười nhác, vậy là, ở đâu quan sát thấy điều trái ngược hoàn toàn với
hiện tượng tiến bộ mà Mill mô tả, ta đều có thể “quy giản” những quan sát
ấy thành “bản tính tự nhiên của con người” (thực vậy, đúng là có việc một
trong những quan điểm phổ biến nhất được gán cho lí thuyết lịch sử đã cắt
nghĩa sự suy vong và sụp đổ của các đế chế bằng sự biếng nhác và thiên
hướng ăn chơi vô độ). Trên thực tế, ta hiếm khi tìm được sự kiện nào không
thể cắt nghĩa bằng cách viện vào một vài thiên hướng thuộc về “bản tính tự
nhiên của con người”. Nhưng một phương pháp mà cắt nghĩa được mọi thứ
thì cũng rất có thể là chẳng cắt nghĩa được gì.
Nếu muốn thay thế lí thuyết hết sức ấu trĩ này bằng một lí thuyết dễ được
tán thành hơn, ta cần tiến hành theo hai bước. Trước tiên ta phải cố tìm cho
ra những điều kiện của tiến bộ, và với mục đích này ta phải áp dụng nguyên
lí được trình bày ở mục 28: ta phải cố hình dung ra những điều kiện mà theo
đó quá trình tiến bộ bị chững lại. Điều này ngay lập tức khiến ta nhận ra
rằng duy chỉ thiên hướng tâm lí thì không đủ để cắt nghĩa cho tiến bộ, bởi
người ta có thể tìm thấy những điều kiện mà tiến bộ phụ thuộc vào. Thế nên
bước tiếp theo ta phải thay thế lí thuyết về các thiên hướng tâm lí bằng một
cái gì đó khả quan hơn, theo tôi thì bằng một phép phân tích thiết chế (và
công nghệ) về những điều kiện của tiến bộ.
Chúng ta phải làm cách nào để chặn đứng được tiến bộ khoa học và công
nghiệp? Bằng cách đóng cửa hay kiểm soát các phòng thí nghiệm khoa học,