thuyết được triển khai một cách chi tiết dưới tên gọi “xã hội học tri thức”
này (xem mục 6 và 26) đã hoàn coàn bỏ qua đặc tính xã hội hay đặc tính
thiết chế của tri thức khoa học, vì nó được xây dựng trên cơ sở của cách
nhìn ngây thơ cho rằng tính khách quan phụ thuộc vào tâm lí của cá nhân
nhà khoa học. Nó quên mất một việc rằng cả sự khô khan lẫn xưa cũ của
một đề tài khoa học tự nhiên cũng không ngăn cản được sự xen lẫn của đầu
óc thiên vị và quyền lợi bản thân vào những niềm tin của cá nhân nhà khoa
học, và rằng nếu ta cứ trông cậy vào sự vô tư của anh ta thì chắc chắn
không bao giờ có cái gọi là khoa học, thậm chí là khoa học tự nhiên. Cái mà
“xã hội học tri thức” bỏ qua lại chính là xã hội học tri thức - đặc tính xã
hội hoặc đặc tính công khai của khoa học. Nó quên mất một điều rằng chính
đặc tính công khai của khoa học và của những thiết chế của nó đang áp đặt
một kỉ luật tinh thần lên cá nhân nhà khoa học, và chính điều đó đang duy
trì và bảo vệ tính khách quan của khoa học cũng như truyền thống tranh
luận những ý tưởng mới mẻ trên tinh thần phê phán của khoa học. (Cái gọi
là “xã hội học tri thức” được phê phán một cách đầy đủ hơn ở Chương 23
trong cuốn “Xã hội mở và những kẻ thù của nó” của tôi. Vấn đề về tính
khách quan khoa học và sự phụ thuộc của nó vào phép phê phán có lí tính
và vào tính khả trắc nghiệm liên chủ thể cũng được bàn đến trong Chương
24 của tác phẩm này, đồng thời còn được đề cập dưới góc độ hơi khác
trong cuốn “Logic phát kiến khoa học”)
Liên quan đến chủ đề này, có lẽ tôi xin phép được bình luận sơ qua về một
luận điểm khác những luận điểm đã được bàn đến trong mục 6 (Tính Khách
quan và Cách Đánh giá). Đã từng có cách lập luận cho rằng, vì những
nghiên cứu khoa học về các vấn đề xã hội tự bản thân nó phải ảnh hưởng tới
đời sống xã hội, nên nhà khoa học xã hội dẫu có ý thức được sự ảnh hưởng
này cũng không cách gì giữ được thái độ khoa học đối với tính khách quan
vô tư. Nhưng trong các bộ môn khoa học xã hội thì tình huống này không
có gì đặc biệt. Một nhà vật lí hay một kĩ sư vật lí cũng ở vào cái thế như vậy
thôi. Chẳng cần là nhà khoa học xã hội thì anh ta vẫn thừa sức nhận ra rằng
việc phát minh ra một loại máy bay hay tên lửa mới hoàn toàn có thể gây
một ảnh hưởng rất lớn đến xã hội.