SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 186

những chuyện như thế này mọi cái còn phụ thuộc vào may rủi rất nhiều. Bởi
chân lí không phải là hiển nhiên, và sẽ rất sai lầm nếu cứ tin rằng - như
Comte và Mill đã tin - một khi các “chướng ngại” (ý ám chỉ Giáo hội) được
dỡ bỏ thì chân lí sẽ hiển hiện đối với tất cả những ai thực tâm muốn thấy.

Tôi tin rằng kết quả phân tích này có thể được khái quát hóa. Nhân tố con
người hay nhân tố cá nhân sẽ cứ mãi là yếu tố phi lí tính trong hầu hết, hoặc
tất cả, những lí thuyết thiết chế về xã hội. Thứ luận thuyết đối lập vốn
truyền dạy sự quy giản của những lí thuyết xã hội thành tâm lí học theo kiểu
ta đang cố quy hóa học thành vật lí học, theo tôi cũng chỉ là một sự ngộ
nhận. Nó xuất phát từ một niềm tin sai lầm cho rằng thứ “chủ nghĩa tâm lí
phương pháp luận” này là một hệ luận tất yếu của một chủ nghĩa cá nhân
phương pháp luận - của thứ luận thuyết không thể bác bỏ cho rằng ta phải
cố gắng quy mọi hiện tượng tập thể về thành những hành động, những
tương tác, những mục đích, những hi vọng, và những suy nghĩ của các cá
nhân, và quy thành những truyền thống được các cá nhân tạo ra và gìn giữ.
Nhưng chúng ta vẫn có thể là người theo chủ nghĩa cá nhân mà không cần
chấp nhận chủ nghĩa tâm lí. “Phương pháp đưa về không” trong việc xây
dựng những mô hình có lí tính không phải là một phương pháp tâm lí, mà
đúng hơn, đó là một phương pháp logic.

Thực sự thì tâm lí học không thể là cơ sở của khoa học xã hội được. Trước
hết bởi bản thân nó chỉ là một trong những bộ môn khoa học xã hội: “Bản
tính tự nhiên của con người” thay đổi đáng kể cùng với các thiết chế xã hội
nên việc nghiên cứu nó trước tiên đòi hỏi phải có một sự hiểu biết về các
thiết chế này. Thứ hai là bởi các bộ môn khoa học xã hội liên quan rất nhiều
đến những hệ quả hay hậu quả không chủ ý của hoạt động con người. Và
cái “không chủ ý” trong văn cảnh này dường như không có nghĩa là “không
chủ ý một cách có ý thức”-
mà nói đúng hơn, nó đặc trưng cho những hậu
quả có cơ vi phạm mọi thứ quyền lợi của tác nhân xã hội, dù là có ý thức
hay không; mặc dù một số người có thể yêu sách rằng, bằng kiến thức tâm
lí học ta có thể cắt nghĩa được niềm đam mê rừng núi và sự cô đơn; nhưng
việc nếu có quá nhiều người mê thích rừng núi thì họ không thụ hưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.