SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 183

bằng cách đình bản hay kiểm soát những ấn phẩm khoa học định kì hoặc
những phương tiện trao đổi khác, bằng cách đóng cửa các trường đại học và
các loại trường khác, bằng cách cấm các loại sách vở, báo chí, bài viết, và
cuối cùng là cấm ngôn luận. Tất cả những thứ thực sự có khả năng bị cấm
đoán (hay kiểm soát) nói trên chính là những thiết chế xã hội. Ngôn ngữ
cũng là một thiết chế xã hội, nếu thiếu nó thì không thể có tiến bộ khoa học,
vì thiếu nó thì khoa học cũng chẳng có, thậm chí sự phát triển và đi lên của
một truyền thống cũng chẳng thể có nốt. Chữ viết là một thiết chế xã hội, và
cũng giống như thế là các tổ chức in ấn, xuất bản, là mọi công cụ mang tính
thiết chế khác của phương pháp khoa học. Phương pháp khoa học bản thân
nó cũng mang những khía cạnh xã hội. Khoa học, và nhất là tiến bộ khoa
học, là kết quả không phải của những nỗ lực biệt lập mà là của cuộc tranh
đua tự do của tư duy.
Bởi khoa học ngày càng cần sự cạnh tranh giữa các
giả thuyết và những phép trắc nghiệm nghiêm ngặt. Và rồi những giả thuyết
cạnh tranh lại cần đến sự biểu tả nhân cách hóa, cứ gọi là thế: chúng cần
đến các luật sư, một ban giám khảo, một hội đồng xét xử, và thậm chí một
công chúng. Sự biểu tả nhân cách hóa này phải được tổ chức theo lối thiết
chế nếu ta muốn nó có tác dụng. Những thiết chế này phải được nuôi dưỡng
và phải được pháp luật bảo vệ. Rốt cuộc, tiến bộ phụ thuộc rất chặt chẽ vào
những nhân tố chính trị, vào những thiết chế chính trị có nhiệm vụ bảo vệ
quyền tự do tư duy: vào nền dân chủ.

Một việc ít nhiều mang tính thiết yếu, đó là, cái ta thường quen gọi là “tính
khách quan khoa học”,
ở một mức độ nào đó, phải được đặt trên cơ sở các
thiết chế xã hội. Quan điểm ngây thơ cho rằng cơ sở của tính khách quan
khoa học là thái độ, tinh thần hay tâm lí của cá nhân nhà khoa học, là sự rèn
luyện của anh ta, là sự công tâm, là tính vô tư trong khoa học,.v..v., đã sinh
ra một phản ứng, đó là quan điểm hoài nghi cho rằng các nhà khoa học
không bao giờ có thể khách quan. Theo cách nhìn ấy thì có thể bỏ qua sự
thiếu khách quan của họ trong khoa học tự nhiên, nơi mà những đam mê
của họ không bị kích động, nhưng đối với khoa học xã hội, nơi có sự tham
gia của các định kiến xã hội, của những thành kiến giai cấp và của những
quyền lợi cá nhân, thì sự thiếu khách quan sẽ trở thành một thảm họa. Luận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.