SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 38

thể thực sự tự lặp lại trong một giai đoạn phát triển khác của xã hội, người
ta vẫn sẵn sàng chấp nhận rằng những khuynh hướng giống nhau có thể
được tái hiện vào những giai đoạn cách nhau rất xa, và trở thành những
khuynh hướng chủ đạơ trong các giai đoạn đó. chẳng hạn người ta có thể
cho rằng có những sự giống nhau giữa Hi Lạp trước Alexander và nước
Đức trước Bismarck. Trong những trường hợp như vậy, phương pháp nhận
thức trực giác đưa ra giả thuyết cho rằng chúng ta có quyền đánh giá ý
nghĩa một số sự kiện nào đó bằng cách so sánh chúng với những sự kiện
tương tự xảy ra trong những giai đoạn sớm hơn, cho phép ta dự báo được
những bước phát triển mới - tuy phải luôn lưu ý một cách thích đáng đến
những khác biệt không tránh khỏi giữa hai giai đoạn.

Với cách nhìn như vậy, phương pháp có khả năng nhận biết ý nghĩa của các
sự kiện xã hội phải là một phương pháp vượt ra ngoài cách kiến giải mang
tính nhân quả. Nó phải mang tính chủ toàn và phải hướng tới xác định vai
trò của sự kiện trong một cấu trúc phức hợp - trong một toàn thể bao gồm
cả những thời đoạn tiếp nối của một quá trình phát triển trải dài theo thời
gian. Điều đó có thể cắt nghĩa vì sao biến thể thứ ba của phương pháp nhận
thức trực giác có xu hướng dựa vào sự giống nhau giữa một cơ thể với một
nhóm, và vì sao nó có xu hướng thiên về những ý niệm như kiểu tâm trí
thời đại hay tinh thần thời đại, coi đó như sự khởi nguồn và là yếu tố dẫn
dắt của mọi khuynh hướng hay xu thế lịch sử, những cái đóng một vai trò
thực sự quan trọng trong việc xác định ý nghĩa các sự kiện xã hội.

Nhưng phương pháp nhận thức trực giác không chỉ ăn khớp với những ý
niệm chủ toàn. Nó còn rất nhất quán với sự chú trọng của nhà sử luận vào
tính mới mẻ; bởi bằng lí tính hay bằng quan hệ nhân quả, Không ai cắt
nghĩa được tính mới mẻ, mà người ta chỉ có thể nắm bắt được nó bằng trực
giác. Thêm vào đó, những gì được tranh luận xoay quanh các học thuyết sử
luận duy khoa học luận sẽ cho ta thấy chúng có mối quan hệ mật thiết với
cái gọi là “biến thể thứ ba” của phương pháp nhận thức trực giác, cùng với
sự chú trọng của phương pháp này vào những khuynh hướng hoặc “xu thế”
lịch sử (Có thể tham khảo thêm mục 16).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.