SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 56

thế nào. Nhưng ngay cả ở cấp độ tư duy lí thuyết, và nhất là ở cấp độ những
lí thuyết cho phép đưa ra lời tiên đoán, việc phân tích lịch sử về những
nguyên nhân của sự kiện cũng hết sức cần thiết. Nhà sử luận sẽ khẳng định
rằng một ví dụ điển hình cho nhu cầu về việc phân tích lịch sử ở góc độ
nhân quả là vấn đề về nguồn gốc hay về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến
chiến tranh.

Trong vật lí học, một phép phân tích như vậy được thực hiện thành công
nhờ vào việc xác định các lực tương hỗ, tức là nhờ vào động lực học; nhà
sử luận do đó tuyên bố rằng xã hội học ắt cũng phải cố làm được như vậy.
Phải phân tích những lực lượng đã thúc đẩy sự biến đổi xã hội và tạo ra lịch
sử nhân loại. Môn động lực học cho phép chúng ta rút ra được bài học về
việc các lực tương hỗ đã tạo ra các lực mới như thế nào; và ngược lại, bằng
việc phân tích các lực ra thành các thành phần, ta có khả năng đi sâu hơn
vào những nguyên nhân cơ bản của sự kiện đang được xem xét. Tương tự,
thuyết sử luận đòi hỏi ta phải nhận thức được tầm quan trọng cơ bản của
các lực [lượng] lịch sử, dù đó là những lực lượng tinh thần hay những lực
lượng vật chất; ví dụ như những tư tưởng luân lí hay tôn giáo, hoặc những
quyền lợi kinh tế. Phân tích, tháo gỡ mớ bòng bong những khuynh hướng
và lực lượng đối kháng, cũng như tìm hiểu cội rễ của chúng, đi vào cốt lõi
của những xung lực và những quy luật phổ quát của sự biến động xã hội -
đó chính là nhiệm vụ của khoa học xã hội dưới con mắt của thuyết sử luận,
chỉ bằng con đường ấy chúng ta mới phát triển được một bộ môn khoa học
lí thuyết làm cơ sở cho những dự báo trên quy mô lớn mà sự khẳng định
của chúng hẳn phải được coi là một thành công của lí thuyết xã hội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.