SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 57

14. NHỮNG ĐỊNH LUẬT LỊCH SỬ

Như ta đã thấy, đối với nhà sử luận, xã hội học là sử học lí thuyết. Những
dự báo khoa học của nó phải dựa trên những định luật, và vì chúng là những
dự báo lịch sử, những dự báo về sự biến đổi xã hội, nên chúng phải dựa trên
những định luật lịch sử.

Nhưng cùng lúc, nhà sử luận lại cho rằng phương pháp khái quát hóa không
áp dụng được cho khoa học xã hội, và rằng ta không được coi những tính
chất bất biến của đời sống xã hội là bất biến trong không gian và thời gian,
vì chúng thường chỉ được áp dụng cho một giai đoạn văn hóa hay lịch sử
nhất định nào đó mà thôi. Như vậy là những định luật xã hội - nếu thực sự
có những định luật như vậy - phải có một cấu trúc khác so với những sự
khái quát hóa thông thường dựa trên cơ sở những đặc tính không thay đổi.
Những định luật xã hội đích thực sẽ phải là những định luật đúng “một cách
phổ quát”, vậy là chỉ có thể hiểu rằng chúng phải được áp dụng cho toàn bộ
lịch sử nhân loại, bao gồm tất cả mọi giai đoạn chứ không phải chỉ một vài
giai đoạn nào đó trong quá trình lịch sử ấy. Nhưng vượt ra ngoài những giai
đoạn đơn lẻ cá biệt thì những đặc tính không thay đổi về mặt xã hội lại
không được bảo đảm. Do đó, muốn có được giá trị hiệu lực, những định
luật xã hội phổ quát chỉ có thể là những định luật nói về sự kết nối giữa các
giai đoạn kế tiếp nhau.
Chúng phải là những định luật về sự phát triển lịch
sử
nhằm xác định bước quá độ từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Đó
chính là quan niệm của các nhà sử luận khi họ nói rằng những định luật lịch
sử mới đích thị là những định luật của xã hội học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.