Tiên tri lịch sử và diễn giải lịch sử phải là nền tảng của mọi hành động xã
hội thực tế và có trù tính. Do đó, diễn giải lịch sử phải là nhiệm vụ trung
tâm của tư duy duy lịch sử; và trên thực tế nó đã là như vậy. Tất cả suy nghĩ
và hoạt động của các nhà sử luận đều nhằm mục đích diễn giải quá khứ, để
hướng tới tiên đoán tương lai.
Liệu thuyết sử luận có thể mang lại niềm hi vọng hay sự khích lệ cho những
ai muốn chứng kiến một thế giới tươi đẹp hơn hay không? Chỉ có nhà sử
luận mới mang lại được một niềm hi vọng như vậy mà thôi, vì người đó có
một cái nhìn đầy lạc quan đối với sự phát triển của xã hội, tin rằng sự phát
triển xã hội về bản chất là “tốt đẹp” hoặc “có lí tính”, hiểu theo nghĩa nó
phải căn bản hướng tới một trạng thái sự việc tốt đẹp hơn, hợp lí hơn.
Nhưng cách nhìn này lại có cơ dẫn đến niềm tin vào những phép mầu của
xã hội và của chính trị, bởi lẽ nó phủ nhận sức mạnh của ý chí con người
trong việc tạo dựng một thế giới hợp lí hơn. Thực tế cho thấy, một vài ngòi
bút sử luận có sức thuyết phục đã lạc quan tiên đoán về sự ra đời một vương
quốc của tự do, ở đó mọi công việc của con người được hoạch định một
cách có lí tính, và rồi họ truyền dạy rằng bước quá độ từ vương quốc của tất
yếu, là vương quốc trong đó nhân loại hiện đang chịu khổ nhục, sang vương
quốc của tự do và lí tính không thể được tiến hành trên cơ sở lí tính mà - phi
thường thay - chỉ có thể trên cơ sở của tính tất yếu thô cứng, của những
định luật mù quáng và vô cảm của sự phát triển lịch sử mà họ khuyên chúng
ta phải tuân theo.
Những ai muốn nhìn thấy một sự ảnh hưởng của lí tính trong đời sống xã
hội chỉ có thể nhận được một lời khuyên từ thuyết sử luận rằng hãy nghiên
cứu và diễn giải lịch sử nhằm phát hiện ra những định luật phát triển. Nếu
việc diễn giải ấy bộc lộ những biến đổi phù hợp với ước nguyện của họ
đang đến gần. thì có nghĩa ước nguyện ấy là một ước nguyện hợp lí, vì nó
khớp với lời tiên đoán khoa học. Nếu chẳng may sự phát triển trước mắt đi
theo một hướng khác thì lúc này ước nguyện xây dựng một thế giới hợp lí
hơn sẽ biến thành một ước nguyện hoàn toàn phi lí; nhà sử luận gọi đó là
một giấc mơ Không Tưởng. Thuyết hành động chỉ có thể được biện minh