SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 72

PHẦN III: PHÊ PHÁN NHỮNG

LUẬN THUYẾT PHẢN TỰ NHIÊN

LUẬN

19. NHỮNG MỤC ĐÍCH THỰC TIỄN CỦA PHÊ
PHÁN NÀY

Liệu động cơ thực sự của nghiên cứu khoa học chỉ là lòng mong muốn hiểu
biết, tức là một sự tò mò thuần túy lí thuyết hoặc “vô bổ”, hay liệu ta nên
hiểu khoa học là một công cụ nhằm giải quyết những bài toán thực tiễn nổi
lên trong cuộc đấu tranh sinh tồn, thì đó là một câu hỏi chưa cần phải trả lời
dứt khoát ở đây. Ta sẽ buộc phải công nhận rằng những kẻ bảo vệ cho thực
trạng của nghiên cứu “thuần túy” hay nghiên cứu “cơ bản” xứng đáng nhận
được mọi sự ủng hộ trong cuộc đấu tranh của họ chống lại thứ quan điểm
hẹp hòi nhưng đáng tiếc vẫn còn mang tính thời thượng cho rằng chỉ có thể
biện minh cho nghiên cứu nếu chứng minh được đó là một sự đầu tư chắc
chắn (đây là một vấn đề không mới, ngay như Plato đôi lúc cũng công kích
nghiên cứu “thuần túy”. Về những ý kiến ủng hộ, xin xem T. H. Huxley,
Science and Culture (1882), trang 19-20 và M. Polanyi, Economica, N. S.,
tập VII (1941), các trang từ 428; tham khảo thêm cuốn The Place of
Science in Modern Civilisation của Veblen, các trang từ 7 trở đi)
. Nhưng
ngay cả quan điểm có phần nào cực đoan (mà cá nhân tôi thiên về quan
điểm ấy) cho rằng khoa học có ý nghĩa hơn cả khi nó được xem như một
trong những cuộc phiêu lưu tinh thần lớn nhất xưa nay của loài người, cũng
vẫn có thể kết hợp được với sự thừa nhận tầm quan trọng của những vấn đề
thực tiễn và những phép trắc nghiệm thực tiễn, cho dù là khoa học ứng dụng
hay khoa học thuần túy; bởi thực tiễn luôn là vô giá đối với sự nghiên cứu
khoa học, vừa như roi thúc vừa như dây cương. Người ta không cần phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.