SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 77

Những điều này cùng với những ý kiến trước đó của tôi về sự giống nhau
giữa những phương pháp của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên dường
như đã gây ra quá nhiều bất đồng trong việc lựa chọn của chúng ta đối với
những thuật ngữ như “công nghệ xã hội” và “kiến dựng xã hội” (bất chấp là
khuynh hướng quan trọng được thể hiện bằng cụm từ “phân mảnh”). Cho
nên tốt hơn hết tôi nên khẳng định rằng tôi đánh giá rất cao tầm quan trọng
của cuộc chiến chống lại một thứ chủ thuyết tự nhiên hay “duy khoa học”
(theo cách nói của Giáo sư Hayek) mang tính giáo điều về mặt phương pháp
luận. Tuy nhiên, tôi không thấy có lí do gì khiến ta không lợi dụng sự giống
nhau này một khi nó có thể đem lại thành công, mặc dù phải công nhận
rằng sự giống nhau đó đã bị lạm dụng và diễn giải sai ở một số lĩnh vực.
Ngoài ra, chúng ta khó có thể đưa ra được một luận cứ vững chắc nào hơn
để chống lại các nhà tự nhiên chủ nghĩa giáo điều này ngoài luận cứ cho
rằng những phương pháp mà họ công kích về cơ bản lại cũng chính là
những phương pháp được sử dụng trong các bộ môn khoa học tự nhiên.

Thoạt nhìn, ý kiến phản đối cái ta gọi là cách tiếp cận từ góc độ công nghệ
nằm ở chỗ cho rằng cách tiếp cận này buộc người ta phải chấp nhận một
thái độ “duy hành động” đối với trật tự xã hội (xem mục 1), và rằng do đó
nó có khả năng khiến ta phải dè chừng chống lại quan điểm phản can thiệp
[anti-interventionist] hay quan điểm “duy thụ động”: đó là quan niệm cho
rằng nếu ta không thỏa mãn với những hiện trạng xã hội hoặc kinh tế thì chỉ
vì lẽ ta chưa hiểu hết được chúng vận hành như thế nào, và vì sao sự can
thiệp tích cực chỉ có thể khiến cho mọi việc xấu đi. Do đó tôi phải khẳng
định rằng tôi không có chút thiện cảm nào với loại quan điểm “duy thụ
động” ấy, và thậm chí tôi còn tin rằng chính sách phản can thiệp tuyệt đối là
một chính sách không thể đứng vững - kể cả nếu có xét nó trên quan điểm
thuần túy logic, là bởi lẽ những người ủng hộ quan điểm ấy bị buộc phải coi
hành động can thiệp chính trị như một phương tiện chống lại sự can thiệp.
Nhưng bất chấp điều đó, cách tiếp cận từ góc độ công nghệ đích thực là
cách tiếp cận mang tính trung lập (và nó buộc phải như thế) đối với việc
này, và chẳng có gì là không tương hợp với quan điểm phản can thiệp cả.
Ngược lại, tôi cho rằng quan điểm phản can thiệp lại đòi hỏi phải có cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.