phòng ngự sâu hơn, Đại bản doanh đã thành lập Phương diện quân Dự bị
mà tư lệnh là Gh. C. Giu-cốp.
Từ đêm 29 rạng ngày 30 tháng Bầy, Nguyên soái Liên Xô B. M. Sa-pô-
sni-cốp được cư làm Tổng tham mưu trưởng. I. V. Xta-lin muốn cho kinh
nghiệm chỉ huy của Gh. C. Giu-cốp được sử dụng trực tiếp ở đơn vị thì hơn.
Toàn thể cơ quan tham mưu đã có một người đứng đầu mà trong những
tháng đó có thể bảo đảm, có lẽ là tốt hơn bất cứ ai, cho nó hoạt động liên
tục và có tổ chức.
Lúc bây giờ, Đại bản doanh nhận được những tài liệu cho biết rằng trên
hướng Tây - Bắc, sau khi với nhiều khó khăn ta đã tạm thời chặn đứng cuộc
tiến công của địch, thì địch đã vội vã chuẩn bị ba cánh quân xung kích
nhằm chiếm Lê-nin-grát: cánh quân thứ nhất để tiến công qua cao nguyên
Cô-pô-ri-ê, cánh quân thứ hai ở vùng Lu-ga để đột kích dọc đường Lu-ga -
Lê-nin-grát, cánh quân thứ ba ở hướng Tây - Bắc Sim-xcơ để tiến công trên
hướng Nốp-gô-rot - Tsu-đô-vô.
Ngày 30 tháng Bảy, để bàn những biện pháp tăng cường phòng ngự Lê-
nin-grát, Đại bản doanh đã mời Tổng tư lệnh hướng Tây - Bắc C. E. Vô-rô-
si-lop và ủy viên hội đồng quân sự A. A. Giơ-đa-nốp về họp. B. M. Sa-pô-
sni-côp cũng tham gia thảo luận vấn đề.
Khi ở Đại bản doanh về Bộ Tổng tham mưu (vào khoảng 4 giờ sáng
ngày 31 tháng Bảy), Sa-pô-sni-cốp báo cho tôi biết là ở Đại bản doanh,
ngoài nhiều vấn đề khác, có nêu lên vấn đề tăng cường cơ quan bộ tư lệnh
hướng Tây - Bắc, và Vô-rô-si-lốp, lúc kết thúc cuộc họp, đã đề nghị chỉ
định tôi làm tham mưu trưởng. B. M. Sa-pô-sni-cốp hỏi ý kiến tôi. Tôi
thành thật cho rằng một cán bộ tác chiến có năng lực, được đào tạo toàn
diện như M. V. Da-kha-rôp mà không làm hài lòng Vô-rô-si-lốp trong công
tác này thì tôi dĩ nhiên, không chắc gì đã làm được.