là ở các phương diện quân thì có lợi nhất, và điều đó cho phép đồng chí ấy
đảm bảo tốt hơn năng lực của Bộ Tổng tham mưu, mà một cơ quan công tác
tác chiến cơ bản của Đại bản doanh, Tổng tư lệnh tối cao phải có.
Thật vậy trong thời kỳ chiến tranh, tôi thường có mặt ở mặt trận trong
một thời gian dài, thực hiện các nhiệm vụ của Đại bản doanh với tư cách là
đại diện của nó. Điều đó còn xảy ra khi ở một hướng mặt trận nào đó đột
nhiên xuất hiện tình hình rất bất lợi, nguy hiểm về mặt chiến lược, và Đại
bản doanh, trước khi ra một quyết định nào đó, để làm rõ tình hình thực tế
và đề ra những ý kiến cụ thể và đúng đắn, đã cấp tốc cử ra mặt trận những
đại diện có trách nhiệm của mình.
Thường Đại bản doanh còn dùng những đại diện của mình khi tiến hành
những chiến dịch tiến công. Khi Đại bản doanh mới có ý định về một chiến
dịch tiến công lớn ở đâu đó thì tôi với Gh. C. Giu-cốp, đôi khi có cả những
nhà chỉ huy quân sự khác, theo thường lệ lại ra mặt trận, lúc đầu là để tìm
hiểu tình hình, nghiên cứu tỉ mỉ về địch trên một hướng nào đó, làm rõ ý đồ,
sau đó trở về Đại bản doanh để tham gia vào việc thông qua quyết định cuối
cùng về chiến dịch và để thảo ra kế hoạch ở Bộ Tổng tham mưu; tiếp đó,
sau khi Đại bản doanh chuẩn y các chỉ thị cho các phương diện quân, thì
chúng tôi đáp máy bay ra mặt trận nhằm mục đích giúp các phương diện
quân tiến hành chiến dịch.
Trong những điều kiện cụ thể của việc tiến hành đấu tranh vũ trang lúc
đó, cách làm như vậy, theo tôi, không những là đúng đắn, mà còn là cần
thiết đối với Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu, bởi vì nó cho phép, khi
đề ra quyết định cuối cùng và khi theo ra các kế hoạch tiến hành chiến dịch,
không những chỉ xuất phát từ những tài liệu có ở Trung ương, mà trong một
chừng mực đáng kể, còn chú ý đến cả những đặc điểm tình hình trực tiếp tại
chỗ và trên cơ sở đó tiến hành tính toán một cách có căn cứ hơn.
Tất nhiên, trong đó không nên phủ nhận một điều là thường khi đi ra
mặt trận và ở lại đó, với tư cách là Tổng tham mưu trưởng, tôi không thể