mặt trận, chúng ta bị địch bất ngờ chọc thủng tuyến phòng ngự ở chỗ tiếp
giáp hai tập đoàn quân 5 và 33, và địch đã tiến công vào Cu-bin-ca. Mãi
đến ngày 4 tháng Chạp mới thanh toán được chỗ thủng đó
Tình hình của bộ đội Phương diện quân Tây - Nam lại còn rắc rối hơn,
vì cánh phải phương diện quân này chuẩn bị chuyển sang phản công trong
khi quyền chủ động vẫn còn hoàn toàn ở trong tay địch, và bộ đội Liên Xô
vẫn tiếp tục lùi về phía Đông.
Ngày 5 tháng Chạp, hay nói cách khác là bốn ngày sau khi bản kế hoạch
chuyển sang phản công do tư lệnh phương diện quân trình bày được phê
chuẩn, ở khu vực của tập đoàn quân 13, bọn phát-xít đã chiếm Ê-lê-txơ, một
đầu mối đường sắt rất quan trọng, nhất là trong thời gian bộ đội chuẩn bị
chuyển sang phản công.
Đại bản doanh ấn định ngày mở đầu phản công là ngày 5 - 6 tháng
Chạp. Trên thực tế thì tình hình diễn biến như sau:
Sau các cuộc công kích bằng máy bay và pháo kích chuẩn bị, việc thực
hiện kế hoạch phản công do Phương diện quân Ca-li-nin bắt đầu vào ngày 5
tháng Chạp và do các cánh quân xung kích của hai Phương diện quân Tây
và Tây - Nam bắt đầu vào ngày 6 tháng Chạp. Một trận đánh hết sức lớn đã
diễn ra. Thắng lợi ngày một lớn hơn. Quyền chủ động đã chuyển dứt khoát
về phía Hồng quân.
Đòn đánh bất ngờ của bộ đội Liên Xô đã gây ra một ấn tượng sửng sốt
cho bộ chỉ huy phát-xít. Ngày 8 tháng Chạp, Hít-le ký cái gọi là chỉ thị số
39, yêu cầu chuyển toàn bộ quân Đức ở ngoại vi Mát-xcơ-va sang phòng
ngự. Điều đó xác nhận rằng thời điểm chuyển sang phản công mà Đại bản
doanh đã chọn là hoàn toàn đúng. Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã chăm chú theo
dõi diễn biến các sự kiện và căn cứ vào bước tiến của bộ đội mà giao nhiệm
vụ kế tiếp ngay cho các phương diện quân. Đôi khi, trong quá trình chiến