Vạn Lại - kinh đô của sự nghiệp trung
hưng
hà Lê Trung hưng bắt đầu khởi nghiệp kể từ Lê Trang Tông, khi
ông được Nguyễn Kim đưa lên làm vua năm 1533 ở Ai Lao (Lào). Nguyễn
Kim là một tướng tài, có công rất lớn với vương triều, được vua phong là
Thượng phụ Thái sư. Trong các năm chinh chiến, ông từng giành được
thành Tây Đô từ tay nhà Mạc, tòa thành lớn ở Thanh Hóa, được sánh ngang
với thành Đông Đô, kinh đô của các đời vua thời Lê Sơ.
Song, vai trò lịch sử của kinh đô đầu thời Lê Trung hưng lại thuộc về một
nơi khác. Đó là Vạn Lại, một địa danh thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoa (nay là xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, Thanh
Hóa). Tại đây, năm 1546, Trịnh Kiểm đã cho xây dựng hành điện, kinh đô
tạm thời của triều đình và rước vua Lê về đó ở. Và cũng từ đó, thế Nam -
Bắc triều được hình thành. Vạn Lại thực sự trở thành nơi đầu não của Nam
triều trong một khoảng thời gian khá dài, đóng vai trò trung tâm của đời
sống chính trị, văn hóa thời bấy giờ.
Việc chọn Vạn Lại để dựng đô đã chứng tỏ tầm nhìn lớn lao của Thái sư
Lạng Quốc công Trịnh Kiểm. Về việc này, Việt sử thông giám cương mục
viết: “Thái sư Trịnh Kiểm cho rằng lập quốc tất phải căn cứ vào nơi hiểm
trở. Sách Vạn Lại, núi đứng sững, nước uốn quanh, thực đáng gọi là nơi
hình thế đẹp. Đấy là do trời đất xếp đặt để làm chỗ dấy nghiệp đế vương.
Trịnh Kiểm bèn sai đào hào đắp lũy, xây dựng hành điện, mời nhà vua đến
đóng tại đó.” Đó là về phong thủy. Còn về quân sự, nơi đây vừa có thế thủ
lại vừa có thế công, tiến lui đều thuận lợi. Khi tiến có thể theo sông Chu,
sông Mã để ra Bắc, vào Nam. Thực tế, từ đây Trịnh Kiểm đã nhiều lần cầm
quân tiến ra Bắc, hay qua sông sang tổng Lôi Dương theo đường đánh vào