biết, vừa nhân-từ-hóa và cao-thượng-hóa chuyện chiến tranh tàn khốc,
chuyện trả thù ác liệt thầm mong người xem, người nghe, người đọc nhận
ra đằng sau cảnh huyên náo dữ dằn, tiếng rên la thảm thiết dâng lên từ bãi
chiến trường đẫm máu lời kêu gọi thống thiết: con người phải coi nhau như
anh em; con người đừng thù hận, sát hại lẫn nhau. Dù là người Achaian hay
người Troian, con người nên sống hòa bình cùng nhau chấp nhận số phận
trần thế, chia sẻ sung sướng cũng như khổ đau dưới ánh sáng mặt trời.
Hai thi tập của Homer không phải mãi mãi là tài sản riêng tư của người
Hy-lạp sống trong Tiểu Á. Thế kỷ VI trước tây lịch, hai thi phẩm đã được
Athens quy định như gia tài văn học thành quốc. Thiếu nhi con trai trong
thành quốc phải học hai thi phẩm hàng ngày. Vào ngày tổ chức Đại hội liên
Hy-lạp người ta đem hai thi tập ra ngâm vịnh trước công chúng. Alexandros
thuộc làu Iliad. Đại đế chọn Achilleus làm anh hùng lý tưởng. Sau khi chinh
phục Hy-lạp, người La-mã coi chuyện thành Troa như phần lịch sử của họ.
Dĩ nhiên, họ không thể chọn một trong số anh hùng Achaian làm tổ phụ,
song họ thấy một trong số chiến binh bại trận Troian, như Poseidon nói
trong khúc 20 thi tập Iliad, không chết với dòng máu còn lại của Priam mà
sẽ sống và trị vì sau đó. Người đó là Aineias và con cháu. Theo Virgil, do
vậy có thể coi Aineias, nhân vật chính trong thi tập Aeneid ông sáng tác sau
Iliad khoảng chín trăm năm, cách nay hai ngàn năm, là sợi dây nối thành
Troa với công cuộc tạo dựng đế quốc La-mã.
Khi đế quốc tan vỡ, Tây Âu như rắn mất đầu. Kiến thức về Hy-lạp tan
biến tựa mây khói, vùng đất đó rơi vào vòng tăm tối, tình trạng âm u kéo
dài hơn ngàn năm... Đối với Dante ở Ý, Chaucer ở Anh, tác giả Chanson de
Roland, Roman de la rose ở Pháp, nghĩa là tới thế kỷ XIV SCN. Homer chỉ
là hình bóng lờ mờ, tên gọi huyền bí. Tuy thế, trong thế kỷ vừa kể có thi sĩ
Ý tên Pétrarque, vì cảm hứng dâng cao, đã bỏ thì giờ chuyển dịch hai thi tập
sang tiếng La-tinh. Hai trăm năm sau, tới thế kỷ XVI, bỗng dưng nảy sinh
khuynh hướng phục hưng văn học cổ điển, tức văn học Hy lạp - La mã, gọi
nôm là văn học Hy-La trong đó văn học Hy-lạp là đối tượng chính yếu cần
tìm hiểu, phải học hỏi. Như nước vỡ bờ, như trăm hoa đua nở, trong thời