SỬ THI ILIAD - HOMER - Trang 63

nỉ non truy điệu người quá cố” (18.121-124). Trong doanh trại quân Troian,
tư tưởng cũng nghiêng về bạo lực. Mẫu nghi thiên hạ Hekabe muốn “moi
gan Achilleus ăn sống” (24.212). Xen tả cảnh chém giết, cảnh vui mừng vì
chiến thắng, cảnh đau đớn của nạn nhân khiến người đọc gan lì đến mấy
cũng rùng mình. Như tả cái chết của Thestor, mã phu vô danh, khiếp đảm
khi thấy Patroklos lại gần: “Tiếp theo mã phu sấn tới tấn công Thestor, quý
tử Enops, đang ngồi co rúm trên xe bóng lộn, hồn vía lên mây, dây cương
tuột khỏi tay cầm. Nhích tới chút nữa mã phu nâng thương đâm thẳng cằm
bên phải giữa hai hàm răng. Sau đó nắm thương như nắm đòn bẩy, mã phu
nhấc bổng thanh niên qua thành xe như ngư phủ ngồi trên mỏm đá vươn dài
lôi cá khổng lồ khỏi mặt biển bằng dây câu và móc câu bóng lộn. Cứ thế
với mũi thương sáng loáng mã phu lôi thanh niên miệng há hốc khỏi xe
quăng xuống đất, mặt úp sấp, vừa rơi tắt thở tức thì” (16.401-410). Cảnh
tượng khiến Simone Weil không thể dằn lòng, xúc động khôn xiết. Trước
khi rời Pháp qua Anh, trong đệ nhị thế chiến tham gia kháng chiến, nữ sĩ
ghi suy tư về văn học và triết học Hy-lạp trong tùy bút nhan đề L’Iliade ou
le poème de la force (Iliad hay thi tập vũ lực). Cảm nghĩ cho thấy nữ sĩ nhìn
thi tập của Homer như hình ảnh thế giới hiện nay: “Nhân vật, chủ đề, trọng
tâm của Iliad là vũ lực. Vũ lực là dụng cụ con người sử dụng, vũ lực là thày
dạy đào luyện con người, vũ lực là cái trước nó da thịt con người teo rúm.
Tâm hồn con người trong thi tập thi sĩ trình bày liên hệ mật thiết với vũ lực.
Bị vũ lực càn quét, bị vũ lực biến thành đui mù, bị vũ lực trấn áp, chẳng thể
hướng dẫn, tâm hồn con người đầu hàng. Người mơ vũ lực như thế, nhờ
tiến bộ mà có, bây giờ thuộc về quá khứ, là người coi thi tập như tài liệu
lịch sử; người nhìn vũ lực như vậy, hiện tại cũng như quá khứ, ở tâm điểm
lịch sử nhân loại, là người sẽ tìm thấy trong Iliad tấm gương trong suốt, đẹp
vô ngần.” Viết tiếp nữ sĩ định nghĩa nữ sĩ hiểu thế nào là vũ lực: “Vũ lực là
cái khiến con người khi phục tùng biến thành đồ vật.” Nữ sĩ viết câu này
năm 1939. Tùy bút dự định đăng trong Nouvelle revue francaise, song trước
khi ấn hành, Paris rơi vào tay Đức Quốc Xã. Đất nước, đồng bào nữ sĩ, cả
châu Âu biến thành đồ vật, vì bị vũ lực khuất phục. Tất cả sẽ chết nếu
chống cự, tất cả sẽ sống nếu vâng lời. Qua đời ngày 24 tháng 8 năm 1943 ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.