đầu đặt chân tới vùng đất cực nam bán đảo Balkan ngày nay ta hiểu là Hy-
lạp. Theo thời gian số người đó tạo dựng ở đó nền văn minh trù phú, một số
thành phố cường thịnh xây cất quanh cung điện nguy nga ảnh hưởng, chi
phối. Số cung điện này có thời là thành lũy quân sự và trung tâm thương
mại, đặc biệt buôn bán với các đảo nằm trong biển Aegean, mạn đông Hy-
lạp đất liền. Lúc người Mycenaean tới Hy-lạp trên các đảo lớn, nhất là đảo
Krete, đã có nền văn minh phát triển phong phú và rực rỡ, người sau gọi là
văn minh Minoan, người Mycenaean chịu ảnh hưởng nặng nề, song cuối
cùng khống chế.
Ngoài định chế và khá nhiều công nghệ tiếp thu từ người Minoan người
Mycenaean còn đón nhận hệ thống chữ viết: bảng ký hiệu âm tiết, trong đó
mỗi ký hiệu tiêu biểu một vần đặc biệt, khác với mẫu tự, trong đó mỗi ký
hiệu tiêu biểu một âm đặc biệt. Viết tiếng Hy-lạp người Mycenaean phóng
tác bảng ký hiệu âm tiết người Minoan sử dụng viết ngôn ngữ của họ, ngôn
ngữ mặc dù ngày nay còn lưu trữ, song chưa thể đọc ra hay xác định. Hệ
thống chữ viết này học giả Tây Âu ngày nay gọi là dạng B. Khai quật ở
Krete, Mycenae, Pylos và nhiều nơi trên đất liền các nhà khảo cổ tìm thấy
phiến đất sét ghi theo dạng đó. Theo các nhà khảo cổ phiến đất sét không
ghi hiệp ước chính trị, thi ca huyền thoại, lễ nghi tôn giáo, mà ghi tỉ mỉ dịch
vụ hành chính, hoạt động kinh tế trong cung điện: bản kê lúa gạo, gia súc,
danh sách viên chức phục vụ trong cung điện, vai trò đặc biệt như ‘người
nấu thuốc cao’, ‘người làm ghế’, ‘người đổ nước tắm’.
Văn minh Mycenaean phát triển huy hoàng khoảng năm 1600 TCN rồi suy
đồi, do thiên tai và biến động chính trị diễn ra chừng 400 năm sau đó tức
khoảng 1200 TCN Người sau không rõ cái gì thực sự xảy ra, song các nơi
khảo cổ thăm dò cho thấy có sự đốt phá tan hoang, sự vội vã bỏ đi vào thời
điểm này, văn hóa sau đó vì thế xuống dốc. Một trong số nơi khai quật là
thành Troa. Dựa theo chi tiết trắc đồ trường ca Iliad cung cấp, Heinrich
Schliemann tìm thấy cuối thế kỷ XIX. Qua khám phá ông đã xác định giá
trị lịch sử của Homer, đồng thời góp phần xây dựng ngành khảo cổ.