Tây lịch, họ đã học được các cách hợp kim để chế tạo đồ đồng của Tây Á;
rồi về sau cách dùng chiến xa, cách xây thành lũy thời Tây Chu, cách dùng
kỵ binh thời Chiến quốc, những cách đó đều do các dân tộc du mục ở
phương Bắc và Tây Bắc truyền lại cho họ. Từ đời nhà Hán, họ chịu ảnh
hưởng nhiều của Phật giáo Ấn Độ, tới đời Lục Triều, đời Nguyên, đời
Thanh, thêm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Mãn Châu, Ba Tư, Ả
Rập... nữa, điều đó ai cũng biết. Vậy Trung Hoa chỉ biệt lập chứ không
cách biệt hẳn với các nước khác và lịch sử Trung Hoa không thê nào tách
biệt hẳn với lịch sử các nền văn minh khác ở châu Á. Có sự trao đổi văn
minh lẫn nhau, đôi khi đứt đoạn nhưng không bao giờ tuyệt hẳn. Nền văn
minh nào từ xưa tới nay cũng như vậy hết; mà trong lịch sử Trung Hoa, sự
giao thiệp giữa dân tộc Trung Hoa theo nông nghiệp và các dân tộc du mục
ở phía Bắc và phía tây là những yếu tố quan trọng nhất. Đọc lịch sử Trung
Hoa chúng ta nên nhớ điều đó.
2. ... Không nhất trí
Không kể những miền mãi sau này mới chiếm được, Trung Hoa vào đầu kỷ
nguyên Tây lịch có hình một khối gần tròn. Vì quá lớn nên khối đó không
nhất trí mà gồm nhiều nước, nhiều dân tộc khác nhau về lịch sử, phong tục,
lối sống. Các dãy núi lớn ở phía trong (phía tây) thường chạy từ Bắc tới
Nam; ngoài ra lại có những dãy núi nhỏ, thấp hơn ở phía ngoài, hướng từ
tây qua đông (phía biển), chia Trung Hoa thành nhiều miền cách biệt với
nhau, chỉ thông với nhau bằng những đèo, như đèo thông Thiểm Tây với
Hà Nam, Sơn tây với Hà Bắc,Thiểm Tây với Tứ Xuyên, Hà Nam với Hồ
Bắc... Những đèo đó rất quan trọng về phương diện chiến lược và thương
mãi, khiến chó các miền có ảnh hưởng lẫn nhau rất mạnh mà dễ thống nhất
được.
Lại thêm, các con sông lớn như Hoàng hà, Dương Tử, sông Hoài, Tây
giang đều chảy từ tây qua đông, hợp với các dãy núi mà chia Trung Hoa
thành những miền quan trọng dưới đây:
- Hạ du sông Hoàng Hà, gồm các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, phía tây tỉnh Sơn
Đông, phía bắc tỉnh An Huy, tới thung lũng sông Hoài. Miền đó là cái nôi