SỬ TRUNG QUỐC - Trang 11

của văn minh Trung Hoa mà trung tâm ở trên bờ sông Hoàng Hà, tỉnh Hà
Nam.
- Bình nguyên Sơn Tây (nước Tấn thời Chiến quốc).
- Cánh đồng Thiểm Tây (trung tâm của Tây Chu, sau là nước Tần thời
Chiến Quốc).
- Bán đảo Sơn Đông (nước Tề thời Chiến Quốc).
Đó là về phương bắc. Về phía Nam có:
- Cánh đồng ở trung lưu sông Dương Tử (nước Sở thời Chiến Quốc).
- Những cánh đồng hạ lưu sông Dương Tử: nước Sở, phần phía Nam Giang
Tô, và nước Việt ở phía bắc Chiết Giang.
- Miền lòng chảo đất đỏ ở Tứ Xuyên, phía tây, nơi gần ngọn sông Dương
Tử.
Những miền kể trên đã được khai phá từ thời Tiên Tần (trước đời Tần).
- Từ đời Hán, Trung Hoa lại sáp nhập thêm các tỉnh Phúc Kiến, Quảng
Đông ở bờ biển, gọi là miền Đông Nam; miền này nhờ thương mãi, công
nghệ hơn là canh nông.
- Và các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam, gọi là miền Tây Nam, miền
này nhiều núi, ít đồng ruộng, nghèo, có nhiều dân thiểu số: Miêu, Thái,
Lolo ... Diện tích trồng trọt được có nơi chỉ là 10%.
Chúng ta nên nhớ Trung Hoa rộng bằng cả một lục địa; nội cánh đồng Tứ
Xuyên của họ cũng đã lớn hơn cả nước ta, mà tỉnh nhỏ nhất của họ cũng
rộng hơn Bắc Kỳ của ta. Do đó, Trung Hoa tuy thống nhất từ lâu mà các
miền khác nhau về phong tục, ngôn ngữ (mặc dầu cùng một lối chữ viết) và
thường có khuynh hướng tự trị. Tóm lại ba nét lớn, căn bản của Trung Hoa
là rộng mênh mông, đa dạng và phức tạp[1].
*
Phương Bắc và phương Nam - Hoàng Hà và Dương Tử giang

Tuy đa dạng như vậy nhưng xét chung thì ta có thể phân biệt hai miền lớn:
từ lưu vực sông Hoàng Hà trở lên là miền Bắc, từ lưu vực sông Dương Tử
(cũng gọi là Trường Giang) trở xuống là miền Nam (xưa gọi là Giang Nam
vì ở phía nam Dương Tử giang). Hai miền đó, địa thế và khí hậu khác nhau,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.