(coi ở sau), trọng sự thờ phụng tổ tiên, trọng chữ hiếu của đạo Khổng; họ
ưa hoà bình cũng như mọi dân tộc sống về nông nghiệp, mà cũng vì hai
triết gia lớn của họ Khổng và Lão, nhất là Lão, đều không hiếu chiến; họ tự
tin vì đã khai phá được một khu vực mênh mông, tạo được một nền văn
minh rực rỡ, rất đặc biệt, khiến cho nhiều dân tộc thắng họ về võ lực rồi
cũng phải đồng hóa với họ. Sau cùng, họ siêng năng, kiên nhẫn vì đất đai
của họ nghèo.
Đất đai của họ tuy mênh mông mà chỉ có hai đồng bằng lớn: lưu vực sông
Hoàng Hà và lưu vực sông Dương Tử; ngoài ra là những cánh đồng, những
bình nguyên nhỏ so với diện tích và dân số của họ, trừ bình nguyên Tứ
Xuyên sớm có nhiều công trình thủy lợi quan trọng. Hiện nay chỉ có 1/5
diện tích là trồng trọt được và nhiều gia đình 5 người chỉ sống nhờ 4.000
thước vuông.
Đại khái địa thế của họ của như nước Việt của chúng ta: con sông Hoàng
Hà có thể ví như sông Hồng Hà (tuy dài hơn, lớn hơn); cũng có nhiều phù
sa, cũng thường bị lụt. Cả hai đều phát nguyên từ Tây Tạng, đều có nhiều
phù sa, đều thường gây lụt. Phù sa của sông Hồng đỏ vì sông chảy qua
nhiều vùng đất đỏ; phù sa của Hoàng Hà vàng vì sông chảy qua miền
hoàng thổ của tây bắc Trung Hoa (Thiểm Tây). Lớp hoàng thổ đó dày tới
400 mét, rất màu mỡ. Mỗi năm Thiểm Tây bị vài cơn giông hoàng thổ, bụi
vàng bay mù mịt, không khí và mặt trời đều một màu vàng; không một vật
gì không bị bụi phủ; mặt đeo gạc (vải thưa xếp 3 - 4 lớp) mà nó cũng chui
vào mũi, miệng, tai được. Miền đó đồi núi ít cây, nên nước mưa xối xuống
lòng sống cuốn theo hoàng thổ, tới miền đồng bằng ở Sơn Đông, phù sa
lắng dần xuống, lần lần nâng lòng sông lên. Từ thượng cổ dân chúng phải
đắp bờ hai bên sông để ngăn lụt, do đó lòng sông ngày càng mau nâng lên,
cao hơn cả đồng ruộng ở hai bên; lại phải đắp đê cao hơn nữa, và mỗi khi
đê vỡ - mà gần như không năm nào đê không vỡ ở nơi này hay nơi khác vì
đê dài quá - thì gây trận lụt tai hại hơn sông Hồng của ta nhiều.
Tai hại nhất là nạn Hoàng Hà đổi dòng sau một vụ vỡ đê, lụt lớn. Từ khi có
sử tới nay, nó đã đổi dòng ở hạ lưu sáu lần, khi thì đổ vào Hoàng Hải, khi
thì đổ vào Bột Hải như ngày nay[2]. Mỗi khi nó đổi dòng thì mấy tỉnh bị