SỬ TRUNG QUỐC - Trang 14

tàn phá, đúng là “tang điền biến thành thương hải”, hàng triệu dân chết,
hàng chục triệu dân không có nhà cửa, ruộng nương; và chính quyền phải
bắt dân đắp lại hàng ngàn cây số đê.
Nơi nào cũng thường bị hạn hán, vì miền bắc ít mưa; có nơi lụt xong thì bị
hạn hán, trung bình cứ ba năm bị hạn hán một lần. Nếu hai năm liền bị hạn
hán thì lại có cả triệu dân chết đói.
Do đó đời sống của nhân dân miền bắc rất cực; họ rất quý đất, làm ruộng
mà săn sóc kỹ lưỡng như làm vườn: năng suất của mỗi hecta cao nhất thế
giới, nhưng năng suất của mỗi người lại thấp nhất. Nạn đói ở Trung Hoa
kinh niên, như nạn đói ở Ấn Độ, các nhà cầm quyền Trung Hoa không có
cách nào giải quyết được, và thi hào Tô Đông Pha đời Tống đã tủi hổ thú
rằng đọc năm ngàn cuốn sách cũng không tìm được cách cứu đói cho dân.
Miền nam đỡ hơn miền bắc, nhờ có sông Dương Tử, cũng gọi là Trường
giang, vì nó là con sông dài nhất (5.000 cây số) của Trung Hoa, và cũng là
một trong những con sông dài nhất thế giới.
Nó cũng bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua những miền đất đỏ khá phì nhiêu
ở Tứ Xuyên, nhưng hạ lưu của nó nước trong xanh, nên người Âu còn gọi
nó là Fleuve blue; nước sông cũng chở phù sa, tuy không nhiều như Hoàng
Hà nhưng cũng làm cho tam giác châu (delta) ở Thượng Hải cứ khoảng 100
năm lại lấn ra biển được ba cây số.
Nó giống sông Cửu Long của ta. Cả hai đều bắt nguồn ở Tây Tạng, đều ít
phù sa, mùa nắng nước đều trong, mùa mưa ít gây lụt tai hại, nhờ có hồ
chứa nước: Cửu Long có hồ Tonlesap (cũng gọi là Biển Hồ) và Đồng Tháp
Mười; Dương Tử có hai hồ Động Đình và Bà Dương ở tỉnh Hồ Nam. Nước
sông dâng lên cao quá thì chảy vào những hồ đó, khi nước sông hạ thì nước
hồ chảy ra sông; nhờ vậy mà ít khi có những trận lụt lớn, và cả hai con sông
Cửu Long và Dương Tử đều không có đê. Tuy nhiên, lâu lâu, sông Dương
Tử cũng gây lụt tai hại. Năm 1931, hồ Động Đình mùa cạn chỉ rộng 3.300
cây số vuông, mùa mưa, lụt 10.000 cây số vuông, và làm chết 140.000
người; 18 triệu người từ hồ ra tới biển không có nhà cửa, đói vì mất mùa.
Tai hại nhất là năm 1944, cả Hoàng Hà lẫn Dương Tử đều bị lụt, sau hạn
hán 1942. Dân chúng Hà Nam và Hồ Nam phải ăn cỏ, vỏ cây, có kẻ cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.