SỬ TRUNG QUỐC - Trang 121

Dân tộc và văn hóa Trung Hoa có một sức kết hợp, một nguyên động lực ra
sao mà có thời trong nước bị chia năm xẻ bảy, có thời lại bị ngoại nhân cai
trị cả mấy trăm năm, mà khi lấy lại chủ quyền rồi, thống nhất lại rồi, thì nền
văn hóa của họ vẫn thuần nhất. Hình như sau mỗi lần nguy kịch, họ được
tiếp huyết để rồi mạnh hơn trước. Họ biết mau thích hợp với hoàn cảnh,
cương quyết tiếp thu cái mới mẻ của ngoại nhân, biết thích ứng mả vẫn giữ
được căn bản của họ. Có lẽ như vậy là nhờ họ tin ở nòi giống của họ, ở số
đông của họ, ở văn hóa đặc biệt của họ?
Họ mạnh nhờ chữ viết của họ, đoàn kết họ với nhau. Họ tôn quân nhưng
vua phải trọng ý của họ, nếu không thì họ lật đổ. Hễ tài sản (đất đai) mà bất
quân quá thì họ nổi loạn và nhà cầm quyền lâu lâu phải tìm cách chia lại.
Họ được truyền thống của đạo Khổng, coi trọng sự tu thân, tề gia và kính
kẻ sĩ áo vải hơn cả những kẻ giàu sang nhất trong nước.
*
2. Đọc lịch sử Trung Hoa thời Đế Quốc, tức thời Quân chú chuyên chế,
chúng ta thấy tất cả các triều đại chỉ lo đối phó với ba vấn đề:
- Giữ được sự nội trị: thời thì theo chế độ quận quốc nửa phân quyền, nửa
tập quyền như đời Hán, đời Đường, giao bớt quyền hành trung ương cho
các thân thích hoặc đại thần tận trung để họ gần như tự ý cai trị các địa
phương ở xa; thời thì trái lại, như đời Tống, đời Thanh, theo chế độ trung
ương tập quyền, tước hết quyền hành của thái thú địa phương, kiểm soát họ
chặt chẽ để họ khỏi làm phản.
- Phân phát đất đai cho dân cày để đừng có sự cách biệt quá giữa kẻ giàu và
người nghèo, kẻ giàu khỏi có thế lực quá mạnh mà người nghèo khó điêu
đứng đến nỗi không còn sợ chết nữa, “đành bỏ thí cái thân mà cha mẹ vợ
con trông cậy vào, để làm đạo tặc” (lời Tô Tuân); và nông dân Trung Hoa
rất hay nổi loạn, thời nào cũng lập những hội kín để chống chính quyền.
- Chống đỡ ngoại xâm ở hai mặt: bắc và tây, vì đông là biển, họ khỏi phải
lo cho tới khi tàu chiến của phương Tây vào hải phận họ; còn về phía nam,
các dân tộc như Việt Nam, Miến Điện, đất hẹp, người ít, chuyên về nông
nghiệp, ưa hòa bình, không làm cho họ phải bận tâm lắm, trái lại hễ lấn
được là họ lấn. Trái lại về phía tây và phía bắc, các dân tộc hung hăng hiếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.