Bắc Chu: 557-579
Nam
1. Ngô (thời Tam Quốc và Tây Tấn): 220-265-316
2. Đông Tấn: 317-419
3. Tiền Tống (tức Lưu Tống): 420-478
4. Nam Tề: 479-501
5. Lương: 520-556
6. Trần 557-588
Thống nhất
Tùy: 580-618.
Chúng ta nhận thấy:
- Tuy là những triều đại của Hồ (tên chỉ chung Hung Nô, Tiên Ti, Tây
Tạng...) mà cũng mang tên Hán, mà lại là những tên thời Chiến Quốc nữa;
- Trong khoảng từ 384 đến 431, miền Bắc chia làm nhiều nước nhỏ: Hậu
Yên, Tây Yên, Hậu Tần... Hạ, Thác Bạt (tức Hậu Ngụy), rồi sau Thác Bạt
thống nhất được trên 100 năm; trừ Thác Bạt, còn các triều đại kia đều rất
ngắn, ngắn nhất là tiều Hậu Lương: 6 năm. Vì vậy mà có sách sử rất giản
lược, bỏ hết chỉ giữ lại ba triều đại Hậu Ngụy (Thác Bạt), Bắc Tề, Bắc Chu
(từ Hậu Ngụy mà ra), tức ba triều đại cuối cùng của Bắc Triều và đã Hán
hóa;
- Nam Triều trước sau chỉ có 6 triều đại, cho nên trong sử có thêm danh từ
Lục Triều để chỉ Nam Bắc Triều. Gọi như vậy là nhận rằng Đông Tấn đã
mất trọn phương Bắc, không còn chút quyền gì ở đó nữa, nhưng vẫn chính
thức là Hoàng đế của cả đế quốc. Vì vậy trong bảng niên biểu các việc lớn
của Trung Hoa và ngoại quốc (bộ Từ Nguyên) suốt từ năm 265 (năm Tư
Mã Viêm thành lập nhà Tấn) tới năm 589, Dương Kiên thành lập nhà Tùy,
chúng ta chỉ thấy tên các Hoàng đế Hán ở Bắc và Nam; và trong đời những
hoàng đế đó, có biến cố gì lớn do các rợ Hồ gây ra thì chép vắn tắt: chẳng
hạn năm 304 đời Tấn Huệ đế, Lưu Uyên (rợ Tiên Ti) xưng Hán vương, năm