triều là nơi văn minh nhất của Đông Á thời đó.
Vua Đông Tấn không ai có tài, có tư cách, quyền lần lần vào tay ngoại
thích và một vài đại thần, như Vương Đôn đời Nguyên đế, Hoàn Ôn đời
Mục đế. Hoàn Ôn năm 347 chiếm được miền Tứ Xuyên, hạ triều đại bản xứ
- ông lại là người đầu tiên đem quân lên đánh miền Bắc; từ trước chỉ có
Bắc quân xâm lăng miến Nam thôi. Cuộc Bắc tiến đó chỉ có mục đích củng
cố biên giới phía Bắc, chứ không có tham vọng chiếm lại cả miền Bắc.
Không có kết quả vì triều đình và các tướng không cương quyết, chuẩn bị
không kĩ. Nhưng từ đó quyền của ông cũng mỗi ngày mỗi tăng, và năm 371
ông phế vua, lập một ông vua con nít, tính sẽ chiếm ngôi, chưa kịp thì chết.
Năm 383, Phù Kiên, vua Tiền Tần đem non triệu quân xuống đánh, và đại
bại như chúng ta đã biết.
Đời vua sau, một tướng giỏi là Lưu Dụ diệt được Hậu Tần ở phương Bắc
và dẹp được một cuộc nổi loạn của nông dân ở bờ biển phía Nam (Quảng
Châu), do dư đảng của Hoàng Cân thời trước cầm đầu. Phe của ông mạnh
nhất ở triều đình, ông giết vua, lập vua khác, tự tôn là Tống Vương rồi
chiếm luôn ngôi của nhà Tấn (420), xưng đế, lập ra nhà Tống.
Nhà Đông Tấn chấm dứt, sau 104 năm giữ ngôi.
- Nhà Tiền Tống (hoặc Lưu Tống)
Nhà Tống của Lưu Dụ, sử gọi là nhà Tiền Tống hay Lưu Tống để phân biệt
với nhà Tống 5 thế kỉ sau.
Một số người trung thành với nhà Tấn trốn lên phương Bắc cầu cứu Bắc
Ngụy. Bắc Ngụy đem quân xuống đánh Tống, nhưng cũng không quyết liệt,
kết quả bất lợi cho cả hai bên.
Chưa được 60 năm, nhà Tống mất ngôi. Một tướng, Tiêu Đạo Thành, nắm
hết quyền hành, rồi cũng dùng thuật phổ biến của các kẻ tiếm ngôi thời đó,
cũng tự phong là tướng quốc, tước Tề Vương, rồi phế vua mà tự lập nhà
Nam Tề.
- Nam Tề
Nam Tề còn ngắn ngủi hơn Tống, chỉ được 2 1 năm mà tới ba đời vua, hai
đời sau đều vô đạo, rốt cuộc lại mất vào tay một viên tướng. Viên tướng
này đổi quốc hiệu là Lương.