SỬ TRUNG QUỐC - Trang 180


Huyền học
Từ đó Lão, Trang át hẳn Nho. Trong phái Lão, Trang có hai nhà nổi tiếng là
Hướng Tú và Quách Tượng, tác giả bộ Trang tử chú, trong đó họ chú thích
bộ Trang tử, đưa ra được một số kiến giải mới, chẳng hạn họ không thừa
nhận bản căn là Đạo (Đạo sinh ra vạn vật) mà cho vũ trụ vạn vật tự sinh.
Vũ trụ luận của họ là một thứ tự nhiên luận. Họ cũng bác chủ trương “tuyệt
thánh khí tri” của Lão, bảo trong xã hội có bậc thánh trí là lẽ tự nhiên,
không cần phải tuyệt, mà có muốn tuyệt cũng không được.

Phật giáo.
Đương lúc Huyền học cực thịnh, một tư trào mới ở ngoại quốc lan vào làm
cho tư tưởng Trung Quốc thay đổi sắc thái.
Phật Giáo vào Trung Quốc từ đời Hán, nhưng từ khi Hán sụp, rồi liên tiếp
non bốn thế kỉ là một cảnh loạn lạc, thì Phật giáo mới gặp được một khu
đất tốt để phát triển.
Thời Tam Quốc, đời Tào Phi, Phật giáo chỉ mới được chấp nhận thôi, ảnh
hưởng chưa có bao nhiêu. Qua đời nam Bắc Triều, xã hội Trung Hoa hủ
bại, tư tưởng đã cằn cỗi, văn hóa của Ấn Độ mới theo rợ Hồ mà xâm nhập
rất dễ dàng và do đó đạo Phật bỗng phát triển mạnh mẽ vô cùng. Dân
chúng hướng về Phật cũng như nhân dân La Mã hướng về Ki Tô, để tìm
niềm an ủi.
Đạo Phật có thuyết luân hồi: kẻ nào làm điều ác, hà hiếp kẻ nghèo trong
thời này thì kiếp sau sẽ bị quả báo, thành ăn mày hay loài vật, mà trước khi
đầu thai còn phải xuống địa ngục chịu đủ hình phạt ghê gớm nữa, người
nào ăn hiền ở lành thì kiếp nây khổ, kiếp sau sẽ sướng, giàu sang.
Đạo Phật thỏa mãn được lòng “thêm khát tín ngưỡng” của dân, cho nên chỉ
Đại thừa (cũng gọi là Đại thặng) là thịnh ở Trung Hoa: giáo phái này không
bắt tín đồ phải khổ hạnh - khất thực chẳng hạn - như Tiểu thừa; lại thờ
nhiều Phật: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật bà Quan âm (cũng gọi là Quán
âm), và vô số La Hán, Bồ Tát, chứ không chỉ thờ riêng Phật Thích Ca như
Tiểu thửa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.