Theo đạo Phật, nông dân được lợi: đất đai của chùa mênh mông, làm ruộng
cho chùa sướng hơn là cho bọn đại điền chủ; thương nhân cũng có lợi: họ
có thể gởi tiền ở chùa (chùa thực sự gần như một thứ ngân hàng), mượn
tiền của chùa, gởi hàng hóa ở chùa, chắc chắn hơn là gởi tư nhân: ngay đến
triều đình Ngũ Hồ cũng có lợi: vua và giới quí tộc của họ vô học, phải dùng
các nhà sư làm cố vấn, thảo giấy tờ, như thời nhả Lý ở nước ta.
Rốt cuộc, cuối thời Nam Bắc triều, đạo Phật ở Trung Quốc còn thịnh hơn ở
Ấn Độ.
Nho gia có nhiều người đả kích đạo Phật đấy, qui cho nó cái tội nặng là phá
nước, phá nhà, phá thân. Phá nước vì đã không sản xuất mà bắt dân cực
khổ xây cất chùa chiền, làm cho nước nghèo, dân khốn; phá nhà vì làm cho
cha mẹ anh em thờ phụng khác nhau, con cái bỏ cha mẹ mà đạo hiếu mất;
phá thân vì người xuất gia phải cắt tóc, hủy thương thân thể, lại không lập
gia đình, nòi giống không truyền lại được.
Nhà Phật đáp lại rằng những người xuất gia đều tu dưỡng để đạt đạo, cứu
vớt người khác, như vậy là hiến danh cha mẹ, không trái với hiếu, cũng
không trái đạo cung kính với vua chúa; còn bảo làm cho nước và dân tiêu
diệt thì không thề có được vì có bao giờ dân cả một nước xuất gia hết đâu.
Như vậy ta thấy hồi mới đầu sự đả kích của Nho không nhằm vào phần tư
tưởng.
Đến thời Nam Bắc triều mới có Phạm Chẩn viết thiên Thần diệt luận để
phản đối thuyết Thần bất diệt của Phật, đại ý bảo “Hình là cái chất của
thần, thần là cái dụng của hình... Thần đối với chất, cũng như sự sắc bén
đối với con dao... Chưa hề nghe nói mất con dao rồi mà sự sắc bén của nó
vẫn còn, thế thì làm sao có thể nhận rằng hình mất rồi mà thần còn tồn
tại?”.
Nhưng có một số người trong phái Lão Trang tìm hiểu đạo Phật, thấy nó có
nhiều điểm dung hòa với triết học Trung Hoa được, chẳng hạn Phật với Lão
Trang hợp nhau ở chữ vô và chữ tĩnh, và họ đem tư tưởng Lão Trang để
giải thích Phật giáo, mà Phật giáo thời đó cũng mượn một số danh từ của
Lão Trang để dịch kinh Phật cho người Trung Hoa dễ hiểu đạo Phật hơn.
Dân tộc Trung Hoa vốn có khuynh hướng khoan dung về tôn giáo, mà đạo