SỬ TRUNG QUỐC - Trang 182

Phật cũng rất khoan dung với các ngoại đạo, có tinh thần rất bình đẳng và
tự do, cho nên ngay đời Lục Triều đâu có thuyết “Nho, Thích, Đạo, tam
giáo đồng nguyên”, ba đạo có cùng một gốc mà ra, và một số kẻ sĩ thông cả
ba đạo, mà nhiều gia đình cha theo Nho, con trai có thể theo Lão, còn phụ
nữ thì đi lễ chùa, cúng Phật.
Có vài ông vua che chở đạo Phật, như Phù Kiên - thời Tiền Tần, Tuyên Võ
đế triều Bắc Ngụy, và Lương Võ đế ở Nam (thế kỉ VI).
Ở Bắc, thời Bắc Ngụy, tăng chúng có tới 2 triệu, qua đời Bắc Tề, số đó lên
tới 3 triệu! Khắp nước, từ vua quan tới bá tánh đều sùng bái đạo Phật. Để
đúc một tượng Phật, người ta dùng hết 10 vạn cân đồng và 600 cân vàng.
Đất đai của nhà chùa chiếm hết 1/3 diện tích trong nước. Tăng ni lại được
nhiều đặc quyền như miễn thuế, miễn sưu, miễn dịch, vì vậy dân chúng
chạy vào nương cửa Phật rất đông để trốn thuế, sưu, trốn lính.
Đạo Phật phát tnển mạnh tới mức đó làm hại chính sách sưu dịch, thuế
khóa của nhà vua, cho nên đến triều đại sau, vua Võ đế nhà Bắc Chu, khi
diệt được Bắc Tề rồi, ra lệnh phá hủy chùa chiền của Bắc Tề và ép trên 3
triệu tăng ni phải hồi tục. Đạo Phật phải tạm thu hẹp phạm vi hoạt động,
nhưng qua đời Tùy, nó lại thịnh lên như trước.
Ở Nam, thời An đế đời Đông Tấn, năm 399, một nhà sư, Pháp Hiển, mạo
hiểm vượt miền Tây Bắc Trung Hoa, 6 năm mới tới Ấn Độ, học tiếng Phạn,
thỉnh kinh, sau ba năm trở về bằng đường biển, lạc đường sang tới
Mexique, 3 năm sau mới tới Trung Quốc. Ông đem được nhiều kinh về rồi
cặm cụi dịch.
Qua đời Lương Võ đế mộ đạo hơn ai hết, có lẽ để chuộc cái tội ông đã giết
anh (hay em) để lên ngôi. Ông chỉ ăn mỗi ngày một bữa, cấm sát sinh để tế
mà bảo nặn một con vật bằng bột để thay. Ông tha hết những kẻ bị tử tội.
Vì bỏ bê việc nước, chỉ nghĩ đến tụng kinh mệnh Phật, nên ông bị một kẻ
làm phản, bắt ông, cầm tù để ông chết đói như chúng ta đã biết. Chính
trong thời ông, một vị sư, Bồ Đề Đạt Ma ở Ấn Độ qua, làm tổ phái Thiền ở
Trung Quốc. Phái này cho rằng chỉ ngồi thiền mà có thể đốn ngộ và đạt
Đạo, không cần tụng kinh. Phát triển mạnh ở Trung Quốc, sau truyền qua
Nhật Bản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.