SỬ TRUNG QUỐC - Trang 185

nhân, không rảnh tâm để làm văn nghệ, nên ngoài một bộ sử chép triều Bắc
Ngụy ca tụng hoàng đế Thác Bạt, giá trị rất kém, thì cơ hồ không có gì cả.

b. Văn xuôi
Sử
Tạm kể: Hậu Hán thư của Phạm Việt (cũng đọc là Diệp), chép tiếp bộ của
Ban Cố, không có gì đặc sắc. Ngoài ra có vài bộ Tống thư của Thẩm Ước,
Nam Tề thư, Tấn thư, Lương thư...
Kí sự và tự tình
Lối bày tuy không phát đạt nhưng cũng lưu lại được ít bài bất hủ như Đào
hoa nguyệt kí của Đào Tiềm tả một miền tưởng tượng dân chúng gọi là
hạng người trốn đời Tấn, vào ở trong rừng suối cách biệt hẳn với thế giới
bên ngoài; Trần tình biếu của Lí Mật; lời bình dị mà cảm động, tả tình bà
cháu thương nhau; Lan đình kí của Vương Hi Chi, lời tươi đẹp mà cảm
thán triền miên.
Phê bình
Có bộ Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, lí luận xác đáng, lời theo thể biền
ngẫu, rất chuốt; và bộ Thi phẩm của Chung Vinh, chê sự dùng điển làm cho
tối nghĩa, chỉ trích lối mô phỏng cố nhân.
Tiếu thuyết
Toàn là truyền kì còn lưu truyền lại, viết khô khan, kém tưởng tượng, kết
cấu vụng.
Từ, phú, thơ
Phú tới đời Tấn mỗi ngày một suy. Tả Tư có bà Tam đô phú tương truyền
mười năm mới viết xong, được dân chúng hoan nghênh đặc biệt, thi nhau
sao chép lại đến nỗi giá giấy ở kinh đô cao vọt lên. Nhưng nó chỉ là một
thiên địa lí có vần, vô giá trị về văn chương. Bảo Chiếu thành công hơn.
Bài Vu thành phú của ông chỉ trong vài chục câu tả được cuộc hưng vong
của mấy triều, lời cảm động. Từ có bài Qui khứ lai từ của Đào Tiềm, giọng
khoáng đạt, theo thể biền ngẫu mà tự nhiên. Bài Bắc sơn di vân của Khổng
Khuê rực rỡ như hoa mà mỉa mai một cách thú vị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.