binh và vô số ngựa, cừu..., truy kích Khả hãn của họ tới cùng, bắt được.
Trung Hoa sau 4 năm, dẹp được họa ở phía Bắc biên giới, làm chủ được
Nội Mông.
- Còn rợ Thổ Cốc Hồn cũng thường cướp phá biên giới gần miền ngọn
sông Hoàng Hà, ở Cam Túc và Lương Châu. Năm 634, Thế Dân lại sai Lí
Tĩnh đi dẹp. Lí Tĩnh chia quân làm 2 đạo, một đạo chính Lí chỉ huy, tiến
lên phía bắc, một đạo do Hầu Quân Tập chỉ huy tiến theo dãy núi Côn Lôn
ở phía Nam. Đạo phía Bắc phá tan quân Thổ Cốc Hồn ở dãy núi Kokongr;
đạo phía Nam đã làm được một kì công: leo dãy núi Côn Lôn rất cao,
không gặp một bóng người, tuyết phủ quanh năm, người và ngựa đều phải
ăn băng và tuyết. Họ thình lình gặp quân Thổ Cốc Hồn trên bờ một cái hồ
tại ngọn sông Hoàng Hà. Quân Thổ Cốc Hồn hoảng hốt, không ngờ rằng
quân Đường vượt được núi như vậy, bỏ chạy; quân Đường đuổi theo. Tới
Thanh Hải, Thổ Cốc Hồn bị quân Lí Tĩnh đón đầu và tận diệt. Khả hãn của
họ bị một tướng làm phản, giết. Một Khả hãn khác lên thay, chịu thuần
phục nhà Đường.
Trận đó làm danh nhà Đường vang khắp Trung Á. Tây Đột Quyết sợ, cũng
xin nộp cống. Nhiều bộ lạc ở phía Bắc, tại biên giới Ngoại Mông ngày nay,
cũng phái sứ giả tới xưng thần. Ba Tư, vài tiểu quốc ở Ấn Độ, cả những bộ
lạc xa xăm ở Tây Bá Lợi Á cũng sợ Trung Hoa, tỏ tình hòa hảo. Đế quốc
Trung Hoa thời này rộng hơn thời Hán. Sức mạnh và uy danh của Trung
Hoa đạt tới mức cao nhất.
Một số nhà truyền giáo Syrie đem Cảnh giáo (một phái Ki-tô giáo ở Tây Á)
vào Tràng An, và lập một giáo đường ở đó năm 781, hiện nay còn một tấm
bia ở Tây An phủ.
Giáo chủ Mahomet (sanh năm 570), vị sáng lập đạo Hồi Hồi ở Ả Rập, khi
đem quân đi chinh phục thế giới, viết thư cho ba đại đế trên thế giới là
Héraclius, vua La Mã, Khosroès, vua Ba Tư và Thế Dân, vua Trung Hoa,
buộc họ phải nhận Hồi giáo, nếu không thì sẽ bị trừng trị. Hérachus đuổi sứ
giả về mà không nhận thư. Khosroès xé bức thư, sứ giả bảo: “Allah sẽ làm
cho đất đai nhà vua tan tành như bức thư đó.”. Chỉ có Thế Dân là khoáng
đạt hơn cả: cho người Ả Rập ở Trung Hoa được cất thánh đường đầu tiên