là ngoa.
Cao tôn (650-684) bất tài, triều đình lại sinh loạn vì Võ hậu nên chỉ cố duy
trì được sự nghiệp của cha, giữ được uy danh ở nước ngoài: đem quân đánh
Thổ Phồn (Tây Tạng) không thắng, phạt Triều Tiên cũng không thành
công, nhưng cũng bắt được một tiểu quốc, Bách Tế, tại phía Nam Triều
Tiên, phía Tây Tân La, phải phụ thuộc Trung Quốc.
2. Võ hậu tiếm ngôi (684-705)
Tư cách Võ hậu
Tính ông (Cao tôn) nhu nhược, hiếu sắc nên nhà Đường mới thịnh được
mấy chục năm, lại bị cái nạn ngoại thích như nhà Hán, suýt mất vào tay
một người đàn bà là Võ thị, như nhà Hán suýt mất vào tay Lữ thị, khiến
nhiều người nghĩ đến luật trùng diễn trong lịch sử và buồn rằng lịch sử
không bao giờ làm một tấm gương sáng cho loài người được.
Võ thị tên là Chiếu, vốn là một tài nhân - một hạng cung nhân tầm thường -
của Thái Tôn. Khi Thái tôn đau, Cao tôn còn là thái tử, vào hầu, thấy Võ thị
có sắc, đã yêu thầm. Thái tôn băng, Võ thị đi tu. Một hôm Cao tôn đến
chùa hành hương, Võ thị trông thấy vua, khóc lóc; một đóa hoa lê mà đầm
đìa giọt mưa thì không gì mê hồn bằng, nên Cao tôn bất chấp cả đạo hiếu,
lời dị nghị của quần thần, quốc dân, cho nàng vào cung hầu mình, tức là lấy
nàng hầu của cha, mang tội loạn luân như loài “hươu nai” (lời của Lạc Tân
Vương, tác giả bài Hịch dẹp Võ Chiếu ).
Nàng đẹp mà lại thông minh, có học, có tài, có bản lãnh. Tên nàng là
Chiếu; nàng đặt ra một lối viết khác: gồm chữ minh
明 là sáng ở trên, chữ
không
空 là trống không ở dưới; chiếu nghĩa là ánh sáng (hoặc mặt trời 日,
mặt trăng
月) ở trên rọi xuống khoảng trống ở dưới[3]. Nàng còn thay đổi
cách viết của 18 chữ khác nữa.
Khi nàng đọc bài Hịch dẹp Võ Chiếu, trong đó Lạc Tân Vương mạt sát
nàng thậm tệ, nàng đã không giận, còn khen Lạc là có tài và trách viên tể
tướng đã không biết thu phục (Coi bản dịch bài Hịch đó trong Cổ văn
Trung Quốc của tôi - đời Đường - Trong bản đó, tôi đã chép lầm Võ Chiếu
ra Võ Anh). Đó, trí thông minh, bản lãnh của nàng như vậy, đàn ông cũng ít
ai bằng: có sáng kiến, dám sửa đổi lối viết của cổ nhân, dám coi thường dư