Nhờ những con đường đó mà ngoại thương phát đạt: Lụa và ngọc Trung
Quốc đổi lấy ngựa của Tây Vực, đà điểu, vũ nữ và những đồ lụa của Ấn
Độ, Ba Tư, Ả Rập. Miền Nam phong phú hơn miền Bắc, có ba khu: 1. Khu
hạ lưu sông Dương Tử nhiều ngũ cốc, và tại đó xuất hiện những lò nung sứ
đầu tiên; 2. Thượng lưu sông Dương Tử có mỏ muối, trà và nghề in (trà đời
Đường đã được thông dụng, Lục Vũ đã viết cuốn Trà kinh chỉ nghệ thuật
uống trà; và nhiều thương nhân làm giàu về trà); 3. Và khu Quảng Châu
thịnh nhất nhớ buôn bán với các nước ngoài bằng đường biển. Thuyền
buôn Trung Quốc phía Đông đến Tân La (Triều Tiên), Nhật Bản, phía Tây
qua Ấn Độ, đến vịnh Ba Tư, Hồng Hải, nhờ gió mùa Tây Nam (gió bấc),
ghé Chiêm Thành, Mã Lai, Tích Lan, Ả Rập. Thời đó là thời vua Haroun
Al Rachid trong tập truyện “Ngàn lẻ một đêm”.
Có thể nói đầu đời Đường, Trung Quốc nắm giữ thương quyền ở châu Á,
rồi sau quyền đó mới vào tay người Ả Rập. Quảng Châu là nơi người ngoại
quốc tụ họp đông nhất. Ở trên tôi đã nói Hoàng Sào năm 867 đốt phá, cướp
bóc thị trấn đó, giết tới 12 vạn người Hồi giáo, Do Thái, Ki Tô giáo... Tài
liệu Ả Rập đưa ra con số đó còn nói rõ rằng triều đình Trung Hoa căn cứ
vào số đó để thu thuế. Đầu thế kỷ VIII, Quảng Châu đã có một ty Thị Bạc
để quản lý các thuyền buôn. Bao nhiêu vật lạ: ngà voi, tê giác, san hô, ngọc
trai, đồi mồi, quế, hồi, long não... tụ tập ở đó để chuyển lên miền Bắc.
Nghề buôn rất phát đạt nên mặc dầu Trung Hoa có chính sách “ức thương”,
có truyền thống coi thường con buôn, mà trong các giai cấp quý tộc và sĩ
tộc cũng không thiếu gì người không trực tiếp thì gián tiếp “làm ăn” để
mau giàu, và một khi “phú địch quốc”, thì có thể cho cả vua vay tiền, ai mà
dám khinh?
Dân số - thị trấn
Ở trên tôi đã nói đầu đời Đường dân số là 15 triệu, đời Huyền tôn là 53
triệu, sau loạn An Lộc Sơn chỉ còn 17 triệu.
Những con số đó tính theo sổ hộ tịch triều đình lập để thu thuế, cứ mỗi hộ
trung bình có 5 người, nhân số hộ với 5 thì được số dân. Nhưng có hạn dân
quyền quý được miễn thuế, có hạng bần hàn cũng khỏi phải đóng thuế, lại
có hạng lưu vong, có hạn trốn thuế vào ở chùa hoặc vào làm công trong