SỬ TRUNG QUỐC - Trang 224

phục lại tính, tức cái đạo. Ông không hề phản đối Phật giáo như Hàn.
Đạo giáo vẫn chú trọng vào việc tu nhân, bùa phép và cũng thịnh như các
đời trước, và cũng được vua Huyền tôn và Hiến tôn tôn sùng. Huyền tôn
lập Sùng huyền quán và đặt chức huyền học bác sĩ đề giảng Đạo giáo.
Phật giáo. Một vinh quang lớn của đời Đường là sự toàn thịnh của Phật
giáo, các đời sau không sao theo kịp được. Toàn thịnh không phải vì có
mấy hoàng đế: Võ Tắc Thiên, Hiến tôn, Tuyên tôn sùng Phật, không phải vì
chùa nhiều, tín đồ đông (năm 768, chỉ nội một buổi ở kinh đô có tới một
ngàn người quy y vào chùa) mà vì các vị cao tăng thời đó đã có công tìm
hiểu tư tưởng huyền vi của Ấn Độ, truyền bá đạo Phật ở Đông Á,, cống
hiến được nhiều tư tưởng mới làm giàu cho kho kinh luận của đạo Phật.
Chúng ta đã biết, đời Hán, khi Phật giáo mới vào Trung Quốc, để truyền bá
đạo, các vị sư thấy đạo Lão có vài điểm giống với Phật giáo mượn một một
số từ ngữ và tư tưởng của Lão để thuyết minh và lí giải Phật giáo, mà việc
dịch kinh thời đó không được chính xác.
Tới đời Đông Tấn (đầu thế kỉ V), Pháp Hiển qua Tây Trúc thỉnh kinh về
dịch và từ đó mới có phong trào nghiên cứu đạo Phật, bỏ hẳn những bản
dịch cũ đi mà dịch lại kinh cho đúng nghĩa hơn, chú thích cho rõ hơn.
Mãi tới đời Tùy, nhất là đời Đường, mới có phong trào sáng tạo riêng của
Phật giáo Trung Hoa, nhờ nhiều ông vua khuyến khích và nhờ nhiều cao
tăng xuất hiện. Kết quả là Phật giáo Trung Hoa đời Đường thịnh hơn ở Ấn
Độ nhiều, có nhiều nét đặc biệt (Đại thừa phát đạt hơn Tiểu thừa, thiền học
phát triển mạnh), lập ra được nhiều tôn truyền bá ở khắp Đông Á. Đó là
một cống hiến của Trung Hoa cho tư tưởng Ấn Độ.
Vị cao tăng có công nhất là Huyền Trang, rồi tới Nghĩa Tĩnh, cả hai đều
qua Tây Trúc thỉnh kinh đem về Trung Quốc như Pháp Hiển đởi Đông Tấn
đầu thế kỉ V, nhưng sự nghiệp lớn hơn nhiều. Pháp Hiển chỉ ở Tây Trúc có
3 năm, Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh đều ở người trên 10 năm, kẻ trên 20
năm.
Huyền Trang sinh năm 602 ở Hà Nam, năm thứ 3 đời Thái tôn (629), một
mình qua sa mạc Qua Bích dài non 500 cây số, tới nước Cao Xương, được
vua nước đó rất trọng, rồi leo núi Thông Lãnh cao 7.200 thước trong dãy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.