SỬ TRUNG QUỐC - Trang 228

chùa; do đó Phật đoàn thành một tổ chức nguy hại cho quốc gia. Triều đình
thu thuế không được, bắt lính cũng không được.

(Thiếu một đoạn)

Tác giả có tên tuổi:
Thẩm Kí Tế viết truyện hồ li, sau được Bồ Tùng Linh mô phỏng trong bộ
Liêu trai.
Bạch Hành Giản viết thiên diễm tình của một danh kĩ.
Lí Công Tá viết truyện Nam khả kí.
Có tài nhất là Đỗ Quang Đình viết truyện Cầu nhiệm khách (ông lão râu
quăn) mà nhiều người khen là hay nhất đời Đường, chúng tôi đã dịch theo
bản tiếng Anh của Lâm Ngữ Đường và cho vào tập Mưa (Tiến Bộ, 1969).
Văn dịch
Công việc dịch kinh Phật rất thịnh ở đời Đường nhờ hai cao tăng Huyền
Trang và Nghĩa Tĩnh; công của Huyền Trang với văn xuôi va ngôn ngữ
Trung Quốc rất lớn (ở trên).
b. Thơ
Cái vinh quang lớn nhất của đời Đường là thơ, nó hoàn toàn là của Trung
Hoa chứ không mượn của Ấn Độ như vinh quang Phật giáo, nó có thể gần
bằng cái vinh quang về triết học đời Xuân Thu - Chiến Quốc và được khắp
thế giới khen như triết học Tiên Tần. Thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị
được mọi nước từ Đông qua Tây dịch đi dịch lại, mỗi ngày một nghiên cứu
thêm.
Thơ Đường có một thể đặc biệt, một hình thức rất lạ không giống thơ một
dân tộc nào cả: thể thơ luật.
Phần trên chúng tôi đã nói Thẩm Ước thời Nam Triều nghiên cứu về âm
thanh, tìm ra được những bệnh về âm vận trong thơ. Thi sĩ thời sơ Đường
châm chước luật của họ Thẩm và lần lần thơ luật thành hình: Từ số câu số
tiếng, số vần, cách gieo vần, cách đối, cách bố cục (phá, thừa, luận, kết)
đều theo những qui tắc nghiêm chỉnh; kết quả là mỗi bài thơ 8 câu, mỗi câu
bảy chữ là một khối nhỏ chặt chẽ đầy đủ ý nghĩa, có mở, có khai triển, có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.