Chín nước kia cũng không phải thành lập cùng một lúc . Mới đầu chỉ có sáu
hay bảy nước cùng ra đời trước sau nhau năm, mười năm : Ngô, Ngô Việt,
Nam Hán, Tiền Thục, Sở, Mân, rồi sau vì nội loạn hai nước bị diệt như
Mân, hoặc bị cướp ngôi như Ngô, và thay vào nhiều nước khác, do đó mà
số nước tăng lên.
Nhưng nước đó không bị cái nạn chiến tranh như ở miền Bắc, mà được dân
miền Bắc di cư xuống, nên phát triển khá mạnh về kinh tế.
Nước Ngô ở bở biển, có nguồn lợi về muối, thêm nguồn lợi về trà nữa.
Nước Ngô Việt ở Chiết Giang, sản vật còn phong phú hơn, nông nghiệp
phát đạt nhờ công trình thủy lợi, thương mãi rất thịnh nhờ buôn bán với
nước ngoài.
Nam Hán ( nguyên danh là Nam Hải) chiếm Lưỡng Quảng: Quảng Đông
và Quảng Tây) đứng đầu về muối và ngoại thương.
Tiền Thục và Hậu Thục chiếm miền Tứ Xuyên, tuy bị ảnh hưởng của Chiến
Tranh, nhưng có mỏ muối, ruộng lại phì nhiêu, nổi tiếng là " kho của trời "
( thiên phủ )
Sở chiếm miền Hồ Nam, đất rộng dân thưa, trồng nhiều trà.
Nam Bình không có nguồn lợi gì cả, lại bị ảnh hưởng của chiến tranh,
nhưng nằm trên trục giao thông thương nghiệp giữa Nam và Bắc, thu được
thuế khá nhiều, mặc dầu phảI mỗI năm tiến cống cho triều đình phương
Bắc. Nước đó nhỏ nhất, dân ít nhất.
Lịch sử chính trị của các nước đó không có gì đáng ghi.
Tóm lại đời Ngũ Đại Thập Quốc chỉ là màn chót kéo dài của họa phiên trấn
đời Đường, có hại cho miền Bắc mà có lợi cho miền Nam; kinh tế phát
triển, do đó sự quan trọng về chính trị cũng sẽ tăng lên trong đời Tống
(1) Đây là lần pháp nạn cuối cùng ( thứ tư)