2. Củng cố nội bộ
Thu quyền chính trị về trung ương.
Triệu Khuông Dẫn đã tỏ ra thực tế, biết sức mình khi ông tạm " tha cho Bắc
Hán". Khi đã chiếm được Nam Hán, những nước còn lại xin thuần phục rồi,
ông lại tỏ ra thành thực, mà khéo léo, biết tâm ý các người đã cộng tác với
ông, đặt một tiệc rượu mời Thạch Thủ Tín và Trương Thầm Kỳ, nửa tiệc
ông đuổi tả hữu ra ngoài, nói với hai viên tướng đó: "Làm thiên tử khó
khăn, chứ không vui sướng như tiết độ sứ. Trẫm thường ăn ngủ không yên.
Thủ Tín hỏi vì sao, ông đáp: "Ngôi cao quý này ai mà không muốn?" Thủ
Tín cuối đầu tâu: "Bệ hạ sao lại nghĩ thế? Mạng trời đã định, ai còn dám hai
lòng?" Ông nói: "Hai khanh thì cố nhiên, còn bọn thủ hạ ai mà không ham
phú quý? Một ngày kia, họ đem hoàng bào mặc vào cho khanh, khanh
không muốn có được không?.....Trẫm muốn tình thân giữa chúng ta còn
hoài để còn hưởng phú quý như bây giờ. Muốn vậy thì binh quyền của các
khanh phải trở về quốc gia....Như vậy mới không còn lòng nghi ngờ lẫn
nhau nữa."
Thế là các tiết độ sứ xin từ chức, giải trừ binh pháp hết. Để bù lại, ông tặng
họ chức cao, bổng hậu trong hành chánh.
Bỏ sự các cứ của phiên trấn, giải nhiệm các tiết độ sứ, rồi ông đặt chức
phán quan (văn quan) thay vào, chức đó coi cả việc quân chính và dân
chính, nhưng việc gì cũng phải tâu về triều đình, lại đặt ra chức Chuyển vận
sứ trông nom về tài chính, số thu được bao nhiêu, trừ số chi tiêu trong châu
quận rồi phải nộp về triều đình, ông cũng hạn chế quyền hành pháp của các
châu quận, bắt phải phúc trình lên bộ Hình xét, chứ không được tự ý xử tử
bất kỳ ai.
Tổ chức lại quân đội.
Chia quân làm hai hàng, lựa những lính mạnh ở các châu quận đưa về kinh,
gọi là cấm quân, còn lính già yếu ở địa phương gọi là sương quân, mỗi năm
cho cấm quân và lính ở biên trấn thay đổi nhau một lần để các quan địa
phương khỏi mua chuộc lòng binh lính mà gây thế lực, phép đó gọi là canh
nhung.
Hơn nữa, Thái Tổ tuy là võ quan mà trọng văn hơn võ vì ông cho rằng võ