quan dễ làm phản, ông ra lệnh võ quan cũng phải đọc sách Nho để hiểu đạo
trị quốc. Sáng kiến đó rất mới.
Những biện pháp đó lập ngay lại được trật tự trong nước sau nửa thế kỷ
hỗn loạn vì nạn hoành hành của bọn tiết độ sứ, nhưng về sau kết quả rất tai
hại.
* Theo phép canh nhung, quân lính thay đổi luôn, không rõ hình thế địa
phương, mà các văn thần ở các biên trấn không biết chỉ huy, do đó sức
phòng vệ ở biên trấn sút kém:
* Quyền binh thu về trung ương cả, mà kinh đô (Biện Kinh) ở giữa đường
Bắc Kinh và Nam Kinh ngày nay, nghĩa là khá xa phía Bắc và phía Tây, nơi
các rợ thường quấy phá, như vậy mỗi khi nguy cấp, truyền tin về kinh rồi
đợi lệnh của triều đình, mất nhiều thì giờ, thật bất lợi.
* Chính sách trọng văn kinh võ làm cho tinh thần chiến đấu sa sút.
* Quyền binh thu về trung ương cả, người tài năng ở các địa phương không
có chỗ dùng, tập trung cả ở kinh đô, tranh giành nhau để được bổ dụng, rồi
kết thành bè đãng để khuynh loát nhau.
Tóm lại là mắc cái lỗi "kiểu uốn quá chính", cây cong uốn cho ngay lại thì
lại uốn quá, hóa hết ngay. Phân quyền hay tập quyền điều có ưu điểm và
nhược điểm, cần nhất là người cầm đầu, có tài, sáng suốt, biết uyển chuyển
thì nước mới mạnh được.
3.Ngoại Giao
Với Liêu
Ông vua thứ nhì nhà Tống - Thái Tôn- còn có chút tinh thần nhà tướng. Từ
đời thứ 3 trở đi (Chân Tôn, Nhân Tôn....)Tống bắt đầu suy nhược, do hậu
quả của chính sách trọng văn khinh võ, mà triều đình hiếu hoà tới cái mức
chịu nuốt nhục, hạ mình trong việc ngoại giao với các rợ phương Bắc:
Khiết Đan tức Liêu, Thát Bạt tức Tây Hạ.
Khi Tống Thái Tôn băng, con là Chân Tôn nối ngôi. Khiết Đan thời đó gần
như Hán hoá, có chữ viết tựa như chữ Hán, có tổ chức, có quân đội, thường
quấy phá phương Bắc. Năm 1004, họ xâm nhập chỉ cách kinh đô khoản 150
cây số, người Tống kinh hoảng. Quần thần xin dời đô, chỉ riêng tể tướng là
Khấu Chuẩn một mực xin vua thân chinh. Chân Tôn phải nghe, đem quân