quá tuổi phục dịch rồi mà vẫn ở lì trong đội ngũ để lãnh lương. Phải trả
lương cho họ mỗi ngày mỗi cao lên vì họ yêu sách mỗi ngày một nhiều, khi
một đạo quân đổi chỗ, lính không chịu mang lấy đồ đạc của họ nữa, đòi có
phu khiêng cho, phái họ đóng ở một đồn xa quê hương họ quá thì họ đòi
phụ cấp. Do đó tốn kém rất nhiều nhưng không được kết quả gì cả.
Chi tiêu như vậy mà số thu nhập chỉ trông vào thuế ruộng. Nhưng giới đại
điền chủ trốn thuế, còn nông dân bị thúc thuế, không đủ sức trả, phải bán
ruộng đi nơi khác làm ăn, xin lãnh canh đất của điền chủ, và có nơi phải
góp cho chủ trên 50% số lúa gặt được.
Cả nước chỉ có Thiểm Tây vì loạn lạc, các đại điền chủ bỏ đất, đi nơi khác
hết - qua miền Đông, nhất là xuống miền Nam- chỉ còn lại những bần nông,
làm ít mẫu ruộng và đóng thuế răm rắp cho triều đình vì không thể trốn
thuế được. Do đó có hiện tượng lạ lùng này vô tiền khoán hậu trong lịch sử
Trung Quốc, chỉ một tỉnh đó mà nộp cho triều đình được một phần tư số
thuế tìm được trong cả nước. Vì vậy mà vua Tống phải cắn răng chịu nộp
cho Tây Hạ 250.000 quan để cố giữ lấy tỉnh đó.
Không đủ tiền tiêu, triều đình phải đúc thêm tiền, như ngày nay người ta in
giấy bạc. Nhờ kỹ nghệ đã bắt đầu phát triển, Trung Quốc khai thác thêm
được nhiều mỏ bạc, đồng, sắt, năm 1050 so với năm 800, số bạc sản xuất
được tăng lên gấp 13 lần, số đồng 8 lần, số sắt 14 lần. Nhưng phí tổn đúc
tiền quá cao, gần bằng 75% giá trị của đồng tiền. Vả lại mỏ ở phương Nam,
ló đúc ở phương Nam mà kinh đô thì ở phương Bắc, phí tổn chuyên chở về
kinh đô trả lương cho quan lại, quân lính rất nặng. Do đó phải đúc thật
nhiều, và ngân sách quốc gia trong 21 năm (từ 1000 đến 1021) từ
22.200.000 ngàn quan tăng lên 150.800.000 quan (theo Eberhard) một phần
lớn vì lạm phát, đồng tiền mất giá.
Bọn con buôn được dịp làm giàu thêm. Còn bọn sĩ tộc, đại điền chủ càng
thấy tiền mất giá càng đổ ra mua đất, điền địa của họ càng mở rộng thêm.
Chỉ có triều đình là nghèo mạt.
Nghèo đến nỗi vua Nhân Tôn (1023-1063), con vua Chân Tôn, phải cần
kiệm từng chút. Một đêm đói, thèm món thịt dê mà phải nhịn, để "đở một
món tốn hao", lại bỏ hẳn cái lệ "quân vương không mặc áo giặt bao giờ",