SỬ TRUNG QUỐC - Trang 31

Tục đó duy trì rất lâu, mãi đến thiên niên kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên Tây
lịch mới gần hết; và người ta lần lần thay những kẻ bị tuẫn táng bằng những
hình nộm đan bằng tre, hay những tượng lớn như người thật, bằng đá, gỗ
hay đất nung; sau cùng bằng những hình nhỏ bằng đất nung và những đồ
vàng giấy (đồ vàng mã) đốt trong đám táng. Tục đốt hàng mã đó, ngày nay
ở nước ta cũng chưa bỏ hẳn
Có người cho rằng tục chôn người sống đó là chứng cớ xã hội Trung Hoa
đời Thương có chế độ nô lệ nhưng không phải vậy, vì những kẻ tuẫn táng
thường không phải là nô lệ, trái lại là những người thân tín của người chết.
Trong các vụ khai quật ở An Dương, người ta tìm được rất nhiêu giáp cốt
ghi các quẻ bói. Vua chúa nhà Thương thờ tổ tiên trong những nhà riêng
đời sau gọi là thái miếu. Mỗi khi có việc gì quan trọng, họ cũng cầu khấn tổ
tiên phò hộ cho, hoặc bói một quẻ, xin tổ tiên chỉ bảo cho.
Họ dùng yếm rùa, xương vai, xương chậu của bò, ngựa, dùi những lỗ dễ
nứt, rồi hơ lửa xương nứt ra, tùy theo vạch nứt mà đoán. Bói cách đó thì chỉ
biết được có hay không, tốt hay xấu thôi.

Đây là một quẻ trích trong cuốn East Asia - Thegreat tradition (Modern
Asia Editions - Tokyo - 1962). Ba chữ bên trái là

辛卯鬼, ba chữ giữa là 今

日辛, hai chữ bên phải là 亦雨, hai chữ ở dưới cùng là 不雨. Ý nghĩa là:
Ngày Tân mão hỏi quỉ thần (bói): hôm nay, ngày tân, cũng mưa hay không
mưa. Quỉ thần dạy là không mưa.
Chúng ta thấy chữ thời nay còn phảng phất như chữ thời đó nhất là những
chữ

卯:

,

今:

,

日:

,

雨:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.