,
不:
.
Chữ vũ
(là mưa), nhật
(là mặt trời, ngày), rõ ràng có tính cách tượng hình: những giọt mưa
từ trên mây rút xuống; hình tròn của mặt trời.
- Nhà Thương gọi vua là đế, trời là Thượng Đế.
Đất nhà Thương còn hẹp (phía Nam tỉnh Hà Bắc, phía Đông tỉnh Hà Nam,
phía Đông tỉnh Sơn.Tây và phía Tây tỉnh Sơn Đông) chỉ bằng khoảng hai
tỉnh ngày nay. Sử chép thời đó có tới ngàn chư hầu; có lẽ chỉ một số ít ở
gần kinh đô mới tùy thuộc nhà Thương, còn ở xa kinh đô chỉ là những bộ
lạc tương đối độc lập. Đó là nguồn gốc của chế độ phong kiến mà chúng ta
sẽ thấy phát triển ở đầu đời Chu rồi suy tàn ở cuối đời đó:
Khoảng giữa đời Thương, có một sự thay đổi quan trọng do ảnh hưởng của
nền văn minh du mục của dân tộc Mông Cổ: người Trung Hoa bắt đầu nuôi
ngựa. Có ngựa rồi thì có chiến xa, mà chiến thuật đánh trận thay đổi hẳn.
Chiến xa của Trung Hoa có nhiều liên quan với chiến xa của các nước Tây
Á, có thể của Thổ Nhĩ Kỳ. Không rõ chiến xa cuối nhà Thương ra sao,
nhưng chắc cũng không khác gì mấy so với chiếc xe đời Chu mà Mercel
Granet (trong La Civilisation chinoise- Albin Michel-1948) đã tả. Xe có hai
bánh, một thùng xe hẹp, ngắn, bịt ở phía trước, mở ở phía sau. Phía trước
có một cái gọng. Mỗi xa có bốn con ngựa, người đánh xe ngồi ở giữa xen
cầm cương, bên trái là một chiến sĩ cầm cung, bên phải là một chiến sĩ cầm
thương. Ngựa và ba người trên chiến xa đều mặc áo giáp bằng da thú. Có
ba chiếc mộc bằng gỗ nhẹ đặt ở phía trước xe che chở cho ba người trên xe.
Mỗi người còn đeo thêm một chiếc mộc. Thêm một vài khí giới nữa đặt ở
tầm tay người cầm thương: vũ khí cán dài có mác, đinh ba bằng kim thuộc
để móc, đâm quân địch. Người đánh xe và chiến sĩ đều ở giai cấp thượng