lưu. Lính là thường dân, đi bộ, để chiến sĩ sai bảo: đào đất, bắc cầu, chăn
ngựa, đốn cây, kiếm củi... Họ không dự chiến, chỉ đứng ở xa ngó.
Từ trước các sử gia cho rằng nông nghiệp phát triển rất sớm ở Trung Hoa
và văn minh đời Thương là văn minh nông nghiệp. Có thể điều đó sai. Đời
Thương chỉ có ít khí cụ bằng đồng; người ta sống bằng săn bắt hơn là bằng
trồng trọt. Phải tới khi có khí cụ bằng sắt, cuối đời Xuân Thu, nông nghiệp
mới thật phát triển, mà lưu vực sông Hoàng hà, rồi lưu vực sông Dương Tử
mới lần lần được khai phá.
Nông dân đời Thương còn dùng những nông cụ rất thô sơ, chưa biết đến
lưỡi cày, chỉ dùng cuốc và một thứ bừa. Nhiều nơi còn làm rẫy, trồng ngũ
cốc; họ biết đưa nước vào ruộng. Họ trồng ngũ cốc, nuôi trâu, cừu, chó,
lợn, và rất ít ngựa. Biết làm rượu, chứng cớ là trên giáp cốt, đồ đồng đã
thấy khắc hình một cái bình với ba giọt rượu, hình đó sau thành chữ tửu
(
酒) là rượu.
Đã có sự phân công: đàn ông làm ruộng, săn bắn, câu cá, đàn bà nuôi con,
nuôi tằm, dệt lụa. Hình (
), một khu ruộng với một cái cuốc ở bên phải là một hình tượng để
chỉ người đàn ông làm ruộng, sau giản dị hoá cuối cùng thành chữ nam (
男)
là đàn ông, con trai.
Họ phân biệt mùa làm ruộng thì ra ngoài đồng, mùa đông thì ở trong nhà;
phân biệt phía có ánh nắng, phía rợp trong hai hình.
Hình số 1 gồm hai phần: bên trái là sườn núi hoặc bức tường; bên phải, trên
là mặt trời lên khỏi chân trời, dưới là những tia sáng mặt trời chiếu xuống.
Hình trỏ phía có ánh nắng, phía sáng; sau giản dị hoá thành chữ dương
(
陽).