thì hùng tráng. Đa tài hơn ccả Cao Khải, sở trưòng mà củng là sở đoản của
ông ở điểm ông có đủ giọng của cổ nhân.
* Khoảng giữa đời Minh, bọn phục cổ xuất hiện , chủ trường lời phải cổ
nhã, ý phải hùng, phải dùng nhiều thực từ ( nay ta gọi là danh từ, động từ,
trái với hư từ ).
Lý Phàn Long ngày đêm đọc cổ thư, trên tường dán đầy kiệt tác của cổ
nhân, rất khổ tâm với thơ mà thơ không hay.
Cuối đời Minh, phái lãng mạn, có Chúc Doãn Minh, Dương thận, Dương
thoa phấn, tô son , cải trang thành một ả liểu hoàn, cùng các kì nữ nhởn nhơ
ngoài phố, say say ca hát. Lời đẹp, song toàn là ngâm hoa , vịnh nguyệt, nội
dung kém lắm.
- Tuồng
Tuồng và tiểu thuyết là hai loại văn mới làm vẻ vang cho văn học đời
Minh.
Đời Nguyên tuồng đã chia ra Bắc khúc theo âm nhạc phương Bắc và Nam
khúc, dùng nhiều điệu nhạc hơn, do sáng kiến của Ngụy Lương Phụ ở Côn
Sơn, cho nên gọi là Côn Khúc. Côn Khúc là khởi nguyên của hi kịch đời
sau.
Tuồng đời Minh còn truyền lại được 2-3 trăm vở, giai tác được vài chục,
như " Tì bà Ký " của Cao Minh, văn rất thanh nhã, lâm ly; " Kinh thoa Ký "
" Bái Nguyệt Đình " của Lưu Trí Viễn, là những tuồng tình cảm có ý răn
đời
Nổi danh nhất là tuồng " Mẫu Đơn Đinh " của Thang Hiển Tổ ở giữa đời
Minh, lãng mạn hơn Tây Sương Ký hơn cả René của Chateau Briand,
Werther của Goethe và Tyuết Hồng Lệ Sử của Từ Trẩm Á.
Một thiếu nữ họ Đỗ, nhân học thiên " Quan quan thư cưủ trong Kinh Thi
mà mơ mộng hoài xuân, tâm tình u uất. Bữa nọ nàng dạo chơi trong vườn
hoa, mệt quá, về phòng thiêm thiếp , mộng thấy một thanh niên tên là Liễu
Mộng Mai, hai người yêu nhau, kết hôn cùng nhau. Khi tỉnh mộng, nàng
ngo ngẩn, phát bệnh tương tư, tự vẽ hình mình rồi chết, chôn trong vườn
hoa, Liễu Mộng Mai lại là người có thực. Một hôm tránh gió, tuyết vào trú
chân trong vườn, thấy bức chân dung của nàng, quyết chí ở lại, ngày đêm