SỬ TRUNG QUỐC - Trang 36

Nguyễn Hiến Lê

Sử Trung Quốc

Chương IV

Nhà Chu

1. Các thời kỳ và niên đại
Ba đời Hạ, Thương, Chu, sử gọi là Tam Đại. Đời Chu dài nhất: 900 năm:
1121 - 221 trước Công nguyên (theo Từ Hải). Nếu theo thuyết của
Eberhard (đầu chương III) thì phải sửa là 1049 - 221 trước Công nguyên,
rút đi 70 năm.

Các sử gia trung Hoa chia đời Chu làm hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất đóng
độ ở đất Phong, đất Cảo (tỉnh Thiểm Tây bây giờ) gọi là Tây Chu (1121 -
770 TrCN); đến đời Chu Bình Vương, bị các dân tộc du mục Hiểm Doãn và
Khuyển Nhung ở phía Tây uy hiếp, phải dời độ qua Lạc Dương (Hà Nam
ngày nay) ở phía đông, từ đó bắt đầu thời kỳ thứ nhì gọi là Đông Chu.
Đời Đông Chu lại chia làm hai thời kỳ nữa: thời Xuân Thu (722-479 TrCN)
và thời Chiến Quốc (478-221 TrCN). Sự phân chia này chỉ dựa trên một bộ
sử biên niên của Khổng Tử, bộ Xuân Thu. Bộ này chép sử nước Lỗ từ năm
thứ nhất đời Lỗ Ấn Công (721 TrCN) đến năm thứ 14 đời Lỗ Ai Công (481
TrCN), gồm 240 năm, năm 479 là năm Khổng Tử mất. Chữ Xuân Thu mới
đầu chỉ một năm (người ta lấy mùa xuân và mùa thu để tượng trưng cho
một năm), rồi chỉ những bộ sử chép việc từng năm (vì vậy mà ngoài bộ
Xuân Thu của Khổng Tử, còn nhiều bộ sử khác như của Tả Khâu Minh,
Công Dương, Cốc Lương ... cũng gọi là Xuân Thu).
Nhiều học giả thấy năm 721 và năm 481 (hoặc năm 479) không đánh dấu
một biến cố lớn lao nào trong lịch sử, nên đã chia lại như sau:
-Thời Xuân Thu: 770-403 TrCN, từ đời Chu Bình Vương tới cuối đời Chu
Uy liệt vương.
-Thời Chiến Quốc:402-221 TrCN, từ đời Chu An Vương đến khi nước Tần
diệt được Tề và thống nhất Trung Quốc.
Lối phân chia này hợp lý hơn, lấp được chỗ trống từ 770 đến 721 TrCN,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.