ông thắng (nhờ biết dùng Lã Vọng), rồi dời qua ở đất Phong (Thiểm Tây).
Thời đó vua Trụ đã bị nhiều chư hầu bất phục, bỏ Trụ theo ông, nhưng theo
truyền thuyết, ông vẫn trung thành với Trụ, không lợi dụng thời cơ mà diệt
Trụ.
Ông mất, con ông là Phát nối lên làm Tây bá, hội chư hầu để đánh Trụ. Bá
Di và Thúc tề, con vua nước Cô Trúc can, Phát không nghe. Vì vậy Bá Di,
Thúc Tề không phục nhà Chu, bỏ đi ẩn ở núi Thú Dương. Phát cầm đầu
800 (!) chư hầu - mỗi chư hầu thời đó có lẽ chỉ là một bộ lạc - giết Trụ,
chiếm nhà Ân[1], tự xưng là Chu Vũ Vương, truy phong cho cha là Văn
Vương.
Vậy là một bộ lạc ở phía Tây kém văn minh và hiếu chiến (nhà Chu) đa
diệt một bộ lạc văn minh hơn, yếu hơn (nhà Thương) ở phía Đông. Sự việc
đó còn xảy ra nhiều lần nữa trong lịch sử Trung Hoa. Dân Trung Hoa theo
nông nghiệp, hiếu hòa, thời nào cũng bị các dân tộc du mục ở phía tây
lấn,và phải lánh qua phía đông, đời Thương đã vậy; đời Chu sau này cũng
vậy. Cuối thời Chiến Quốc, nước Tần ở phía Tây, khai hóa sau các nước
Chu, Yên, Tề ở phía Đông, diệt các nước này mà thống nhất Trung Quốc.
Đời Hán, Đường, Trung Hoa cũng thường bị các rợ Tây và Tây Bắc uy
hiếp, và cuối đời Tống thì giang sơn dân tộc Hán bị Mông Cổ ở Tây Bắc
chiếm trọn. Đó là một điểm đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc.
Vũ Vương ở ngôi không được lâu (7 năm) chưa lập lại được trật tự trong
nước thì băng, con là Thành vương còn nhỏ lên nối ngôi; em Vũ Vương là
Đán, tức Chu Công, làm trủng tế, coi việc nước, diệt được bọn phản loạn
(như bọn em Vũ Vương muốn cướp ngôi của cháu, và bọn theo con vua
Trụ chống lại nhà Chu), bắt một số dân ở kinh đô rời qua Lạc Ấp vì ngại họ
còn trung thành với nhà Thương.
Nhưng thành công lớn nhất của Chu Công Đán là đặt ta các chế độ mới:
chế độ phong kiến, chế độ tôn pháp, sửa đổi tôn giáo, không thờ thần sinh
sản nữa,làm cho văn minh nhà Chu rực rỡ lên, thành một nền văn minh đặc
biệt Trung Hoa. Vì công đó mà các sử gia đời sau đặt ông vào hàng ba "ông
thánh của nhà Chu", sau Văn Vương và Vũ vương.